16 tôn giáo đồng hành phát triển ở Việt Nam

01/09/2022 10:52
Các chức sắc và đại diện các tổ chức tôn giáo tham dự Hội nghị biểu dương các tổ chức tôn giáo tại TPHCM ngày 30/8/2022. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Các chức sắc và đại diện các tổ chức tôn giáo tham dự Hội nghị biểu dương các tổ chức tôn giáo tại TPHCM ngày 30/8/2022. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Việt Nam là một đất nước đa tôn giáo. Nhà nước ta luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo tự do hành đạo, giao lưu, phát triển và hợp tác quốc tế.

Tính đến tháng 12/2021, Nhà nước ta đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, với trên 26,5 triệu tín đồ (chiếm trên 27% dân số cả nước), trong đó, có trên 54.000 chức sắc, 135,5 nghìn chức việc, hơn 29.600 cơ sở thờ tự tôn giáo và khoảng trên 50.000 cơ sở tín ngưỡng.

Đồng bào các tôn giáo luôn là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Cụ thể, trong danh mục của 43 tổ chức, có 36 tổ chức tôn giáo (thuộc 16 tôn giáo), 4 tổ chức và 1 pháp môn được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; 1 tôn giáo có một số chùa được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận Ban Trị sự, Ban Quản trị chùa; 1 thánh đường của Hồi giáo được công nhận Ban Quản trị thánh đường.

Trên thực tế, trong khuôn khổ pháp lý, quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam ngày càng được bảo đảm, tôn trọng. Ước tính 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Hiện cả nước có hơn 26,5 triệu người theo các tôn giáo, chiếm 28% dân số cùng hàng vạn cơ sở tín ngưỡng, thờ tự.

16 tôn giáo với 43 tổ chức tôn giáo đồng hành phát triển ở Việt Nam - Ảnh 1.

Mỗi tôn giáo có tổ chức, nghi lễ, luật tục khác nhau nhưng đều có điểm chung là sống hòa đồng, đoàn kết, cùng hướng tới mục tiêu xây dựng nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"

* 16 tôn giáo chức được Nhà nước công nhận, gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Tôn giáo Baha’I, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội, Cơ đốc Phục lâm, Phật giáo Tứ Ân Hiếu nghĩa, Minh Sư đạo, Minh lý đạo - Tam Tông Miếu, Bàlamôn giáo, Mặc môn, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn và Bửu Sơn Kỳ Hương.

* 36 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, gồm:

1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Phật giáo)

2. Giáo hội Công giáo Việt Nam (Công giáo)

3. Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) (Tin lành)

4. Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) (Tin lành)

5. Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam (Tin lành)

6. Tổng hội Báp-tit Việt Nam (tên gọi cũ là Tổng hội Báp-tit Việt Nam Ân điển - Nam Phương) (Tin lành)

7. Giáo hội Báp-tit Việt Nam (tên gọi cũ là Hội thánh Báp-tit Việt Nam - Nam Phương) (Tin lành)

8. Hội thánh Tin lành Trường Lão Việt Nam (Tin lành)

9. Hội thánh Mennonite Việt Nam (Tin lành)

10. Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam (Tin lành)

11. Giáo hội Phúc Âm Ngũ tuần Việt Nam (Tin lành)

12. Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên (Cao Đài)

13. Hội thánh Cao Đài Minh Chơn đạo (Cao Đài)

14. Hội thánh Cao Đài Chiếu Minh Long Châu,

15. Hội thánh truyền giáo Cao Đài (Cao Đài)

16. Hội thánh Cao Đài Tây Ninh (Cao Đài)

17. Hội thánh Cao Đài Ban Chỉnh đạo (Cao Đài)

18. Hội thánh Cao Đài Bạch y liên đoàn Chơn lý (Cao Đài)

19. Hội thánh Cao Đài Chơn lý (Cao Đài)

20. Hội thánh Cao Đài Cầu kho - Tam quan (Cao Đài)

21. Hội thánh Cao Đài Việt Nam Bình Đức (Cao Đài)

22. Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo (Phật giáo Hòa Hảo)

23. Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo TP Hồ Chí Minh (Hồi giáo)

24. Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An Giang (Hồi giáo)

25. Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận (Hồi giáo)

26. Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh Tây Ninh  (Hồi giáo)

27. Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh Ninh Thuận (Hồi giáo)

28. Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Bình Thuận (Hồi giáo)

29. Cộng đồng Tôn giáo Baha’i Việt Nam (Tôn giáo Baha’i)

30. Giáo hội Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam (Tịnh độ Cư sỹ Phật hội)

31. Giáo hội Cơ đốc Phục Lâm Việt Nam (Cơ đốc Phục Lâm)

32. Phật hội Tứ Ân hiếu nghĩa (Phật giáo Tứ Ân hiếu nghĩa)

33. Giáo hội Phật đường Nam Tông Minh Sư đạo (Minh Sư đạo)

34. Hội thánh Minh lý đạo - Tam Tông Miếu (Minh lý đạo - Tam Tông Miếu)

35. Hội đồng chức sắc Chăm Bà-la-môn tỉnh Ninh Thuận (Bà-la-môn giáo)

36. Hội đồng chức sắc Bà-la-môn giáo tỉnh Bình Thuận (Bà-la-môn giáo).

16 tôn giáo với 43 tổ chức tôn giáo đồng hành phát triển ở Việt Nam - Ảnh 2.

Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong một buổi thăm, tặng hoa và chúc mừng Giáng sinh giáo xứ Mạo Khê, Đông Khê (Quảng Ninh). Ảnh: VOV

* 04 tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, gồm:

1. Hội thánh Phúc âm Toàn Vẹn Việt Nam

2. Hội thánh Tin lành Liên hiệp Truyền giáo Việt Nam

3. Giáo hội các Thánh Hữu Ngày sau của Chúa Giê-su Ky-tô Việt Nam (Mặc Môn)

4. Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn (Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn).

* 01 pháp môn được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo: Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh vô vi (Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên - Cao Đài).

* 01 tôn giáo có một số chùa được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận Ban Trị sự, Ban Quản trị chùa: Một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho chùa Bửu Sơn Kỳ Hương, công nhận tổ chức tôn giáo cho đạo Bửu Sơn Kỳ Hương cơ cấu tổ chức là Ban Quản lý chùa hoặc không có cơ cấu tổ chức (Tôn giáo Bửu Sơn Kỳ Hương).

* 01 thánh đường của Hồi giáo tại số 12 Hàng Lược được công nhận Ban Quản trị thánh đường: Ban Quản trị thánh đường Al noor Hà Nội (do Sở Nội vụ TP Hà Nội ban hành Quyết định công nhận).

Đất nước Việt Nam ta là một trong những quốc gia có khá nhiều tôn giáo. Mỗi tôn giáo có tổ chức, nghi lễ, luật tục khác nhau nhưng đều có điểm chung là sống hòa đồng, đoàn kết, cùng hướng tới mục tiêu xây dựng nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Trên thực tế, Nhà nước ta luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo tự do hành đạo, giao lưu, phát triển và hợp tác quốc tế. Việt Nam còn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo ngày càng được mở rộng. Hằng năm, có hàng trăm đoàn của tổ chức, cá nhân tôn giáo ở trong nước tham gia hoạt động tôn giáo ở nước ngoài; nhiều chức sắc nước ngoài vào Việt Nam hoạt động tôn giáo.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn