20 tỉnh/thành Hội góp ý cho Chiến lược truyền thông thay đổi khuôn mẫu giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bài, ảnh: Thu Hiền
12/04/2022 - 16:10
20 tỉnh/thành Hội góp ý cho Chiến lược truyền thông thay đổi khuôn mẫu giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bà Lò Thị Thu Thủy (phải), Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo, TƯ Hội LHPN Việt Nam và bà Lê Thị Hồng Giang - Chuyên gia giới của Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam chủ trì Hội thảo

Chương trình Hội thảo tham vấn, góp ý chuyên sâu cho Chiến lược truyền thông thay đổi một số khuôn mẫu giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số & miền núi (DTTS&MN) được tổ chức sáng nay (12/4) tại Hà Nội và trực tuyến đến Hội LHPN các cấp tại 20 tỉnh/thành đại diện cho các vùng miền.

Theo bà Lò Thị Thu Thủy, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo, TƯ Hội LHPN Việt Nam: Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" là một trong 10 Dự án thành phần thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025. Một trong những hoạt động quan trọng, xuyên suốt của Dự án là thực hiện các chiến dịch truyền thông nhằm giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ các khuôn mẫu và định kiến giới, thực hiện bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS&MN. Để chuẩn bị triển khai hoạt động, TƯ Hội LHPN Việt Nam phối hợp với tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn chuyên sâu cho Chiến lược truyền thông thay đổi một số khuôn mẫu giới vùng đồng bào DTTS&MN...

20 tỉnh/thành Hội góp ý cho Chiến lược truyền thông thay đổi khuôn mẫu giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Quang cảnh hội thảo

Để khung Chiến lược truyền thông của TƯ Hội mang tính khả thi cao, giúp các tỉnh/thành Hội có căn cứ để xây dựng/triển khai phù hợp với đối tượng, điều kiện và tình hình thực tế của địa phương, các đại biểu tham dự được nghe giới thiệu về nội dung Chiến lược và dự thảo kế hoạch thực thi liên quan đến: Giai đoạn truyền thông, định hướng truyền thông, hoạt động truyền thông và cách thức truyền thông... nhằm thay đổi 3 khuôn mẫu mang tính tổng quát và có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến quyền tham gia của phụ nữ đến các vấn đề liên quan đến sinh kế và vai trò của người phụ nữ trong gia đình vùng đồng bào DTTS&MN (khuôn mẫu việc nhà - coi việc nhà là của phụ nữ; khuôn mẫu sinh kế - phụ nữ không nên tham gia các quyền quyết định kinh tế chính trong gia đình; khuôn mẫu quyền quyết định - phụ nữ không đủ năng lực lựa chọn quyết định các vấn đề trong gia đình)...

20 tỉnh/thành Hội góp ý cho Chiến lược truyền thông thay đổi khuôn mẫu giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

Hội thảo tham vấn có sự tham dự của 40 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ phụ trách triển khai Dự án 8 tại 20 tỉnh/thành Hội

Phần thảo luận, các đại biểu đã có những góp ý quan trọng liên quan đến đối tượng được hướng dẫn triển khai Chiến lược và kế hoạch. Theo lãnh đạo/cán bộ Hội LHPN các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Thuận, Sóc Trăng, bên cạnh đội ngũ cán bộ Hội các cấp, nên mở rộng thêm đối tượng được hướng dẫn là đội ngũ báo viên, tuyên truyền viên, hội viên/phụ nữ nòng cốt/cốt cán, người có uy tín trong cộng đồng...

Về hoạt động nâng cao năng lực trong thực thi Chiến lược truyền thông, các đại biểu (Hội LHPN tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Lai Châu) đề xuất có sự hỗ trợ của TƯ Hội và Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam liên quan đến các hoạt động tập huấn kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ nòng cốt cấp tỉnh Hội về thực thi Chiến lược truyền thông, tập huấn các kiến thức chuyên sâu về bình đẳng giới, xóa bỏ định kiến/khuôn mẫu giới, kỹ năng truyền thông, phương pháp truyền thông...

Các đại biểu đến từ Hội LHPN tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Quảng Nam, Hà Nội góp ý cho các bước thực thi, ngôn ngữ/hình ảnh/thông điệp sử dụng trong Chiến lược và kế hoạch hướng dẫn triển khai triển để đảm bảo tính đơn giản, nhiều đồ họa, dễ hiểu, dễ sử dụng, phù hợp hơn với đặc thù vùng DTTS...

Góp ý về phương pháp truyền thông, đại biểu Hội LHPN tỉnh Ninh Thuận cho rằng bên cạnh 4 kênh là truyền thông cộng đồng, truyền thông đại chúng, truyền thông qua sự kiện, truyền thông kỹ thuật số thì cần bổ sung thêm các kênh liên quan đến tập huấn hội thảo/hội nghị/tham vấn...

20 tỉnh/thành Hội góp ý cho Chiến lược truyền thông thay đổi khuôn mẫu giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 3.

Đại diện Công ty truyền thông Thăng (trái) - đơn vị hợp tác xây dựng Chiến lược truyền thông - trình bày về nội dung và dự thảo kế hoạch thực hiện truyền thông thay đổi một số khuôn mẫu giới vùng đồng bào DTTS&MN

Về chỉ số đánh giá của Chiến lược truyền thông, theo lãnh đạo Hội LHPN tỉnh Lào Cai: TƯ Hội cần bổ sung khung đánh giá thực hiện hàng năm và thêm các chỉ số liên quan đến tỷ lệ/số người/số phụ nữ vùng DTTS&MN được tiếp cận truyền thông về bình đẳng giới, xóa bỏ khuôn mẫu thông qua đài phát thanh, truyền hình...

Bà Lò Thị Thu Thủy cho biết: "Các ý kiến tham vấn trong hội thảo này sẽ góp phần quan trọng giúp Hội LHPN hoàn thiện nội dung Chiến lược và kế hoạch thực hiện truyền thông nhằm thay đổi một số khuôn mẫu giới không chỉ tại các địa bàn thực hiện Dự án 8 trong Chương trình MTQG mà sẽ còn được áp dụng trên diện rộng, ở tất cả các địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN trong cả nước".

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm