56 bức tranh quý được canh giữ nghiêm ngặt tại triển lãm “Hồn xưa bến lạ”

Minh Tuấn
13/07/2022 - 07:02
56 bức tranh quý được canh giữ nghiêm ngặt tại triển lãm “Hồn xưa bến lạ”

Triển lãm "Hồn xưa bến lạ" là cơ hội hiếm hoi để người yêu tranh tiếp cận trực tiếp với các thành tựu của mỹ thuật Đông Dương.

Lần đầu tiên những kiệt tác của bộ tứ danh họa tốt nghiệp những khóa đầu của Trường Mỹ thuật Đông Dương gồm họa sĩ Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Mai Trung Thứ và Vũ Cao Đàm được triển lãm phi thương mại tại TPHCM.

"Hồn xưa bến lạ" được xem là triển lãm tranh Đông Dương quy mô nhất từ trước đến nay do Sotheby's – nhà đấu giá kiêm bảo trợ nghệ thuật quốc tế hàng đầu tổ chức. Đây là triển lãm phi thương mại, diễn ra tại khách sạn Park Hyatt Saigon TPHCM thu hút 3.000 người đăng ký tham gia.

Vấn đề an ninh cho triển lãm được đặt lên hàng đầu với lực lượng bảo vệ ban ngày lẫn ban đêm, cùng với 16 camera giám sát truyền trực tiếp hình ảnh về trụ sở của Sotheby's tại HongKong.

56 bức tranh quý được canh giữ nghiêm ngặt tại triển lãm “Hồn xưa bến lạ” - Ảnh 1.

Những tác phẩm được canh giữ nghiêm ngặt tại buổi triển lãm.

Triển lãm được đánh giá là có ý nghĩa cộng đồng rất cao, là cơ hội để các kiệt tác có thể ra mắt đông đảo những người yêu nghệ thuật. 56 tác phẩm được tuyển lựa gắt gao từ 200 tác phẩm vốn nằm trong các bộ sưu tập tư nhân uy tín tại Việt Nam. Nếu không có những buổi triển lãm như "Hồn xưa bến lạ" thì người yêu tranh khó có thể tiếp cận trực tiếp đối với các thành tựu của mỹ thuật Đông Dương lừng lẫy một thời.

Buổi triển lãm thu hút 3.000 người đăng ký ngay khi vừa công bố

Buổi triển lãm thu hút 3.000 người đăng ký ngay khi vừa công bố.

Góp phần cho buổi triển lãm đặc biệt này còn có sự đóng góp của  Ace Lê, một nhà nghiên cứu nghệ thuật độc lập. Sotheby's đã lựa chọn Ace Lê để đồng giám tuyển triển lãm này như một nền tảng quảng bá văn hóa nghệ thuật Việt Nam, thông qua lăng kính của một nhóm nghệ sĩ tài danh vào hàng bậc nhất thế giới. 

Ace Lê  chia sẻ: "Tôi hân hạnh khi được ủy thác bởi Sotheby's, một đơn vị dẫn đầu thị trường. Họ đã chứng tỏ được niềm đam mê và sự tôn trọng với di sản văn hóa nghệ thuật địa phương của chúng ta khi quyết định hợp tác với chuyên gia bản địa để thực hiện dự án quan trọng này."

Họa sĩ Trịnh Cung ngẫu hứng chia sẻ về giá giá trị nghệ thuật trong tác phẩm "Thiên chức" của Lê Phổ ngay tại buổi triển lãm.

Buổi triển lãm lấy chủ đề là "Hồn xưa bến lạ" là một lát cắt minh họa cho giai đoạn sáng tác ở hải ngoại của bốn họa sĩ Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Mai Trung Thứ và Vũ Cao Đàm. 

"Hồn xưa", đó chính là giá trị văn hóa Việt như giá trị gia đình, phong tục tập quán của dân tộc, tôn trọng vai trò phụ nữ, nét đẹp nữ tính… Tất cả vẫn nằm sâu trong hoài niệm, trong tư duy, tình cảm của các tác giả dù họ đã sống đời viễn xứ, đã sang một "bến lạ". Buổi triển lãm diễn ra từ 11/07 đến hết ngày 14/7/2022.

Nhà  nghiên cứu nghệ thuật độc lập Ace Lê (bìa trái) cùng các đại diện của Sotheby’s chia sẻ trong buổi ra mắt triển lãm

Nhà nghiên cứu nghệ thuật độc lập Ace Lê (bìa trái) cùng các đại diện của Sotheby’s chia sẻ trong buổi ra mắt triển lãm.

Tác phẩm "Thiếu nữ bên bờ ao" của Mai Trung Thứ

Tác phẩm "Thiếu nữ bên bờ ao" của Mai Trung Thứ.

Tác phẩm "Thiên chức" của họa sĩ Lê Phổ

Tác phẩm "Thiên chức" của họa sĩ Lê Phổ.

56 bức tranh quý được canh giữ nghiêm ngặt tại triển lãm “Hồn xưa bến lạ” - Ảnh 7.

Tác phẩm "Trở về"  của Vũ Cao Đàm

Tác phẩm "Trở về" của Vũ Cao Đàm.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm