Cá gỏi kiến vàng và dế chiên Kon Tum lọt Top 100 đặc sản của Việt Nam

Trong hành trình tìm kiếm quảng bá các giá trị ẩm thực, đặc sản Việt Nam, 2 món ăn này được Hội Kỷ lục gia Việt Nam xác lập lọt vào Top 100 Món năn Đặc sản và Top 100 Đặc sản quà tặng nổi bật của 63 tỉnh, thành phố Việt Nam (lần V năm 2021-2022) vào cuối tháng 8/2022.

Hội Kỷ lục gia Việt Nam đã công nhận các món ăn và các đặc sản của tỉnh Kon Tum, gồm có:

Món ăn: Cá gỏi kiến vàng và Dế chiên Kon Tum của tỉnh Kon Tum được chọn vào Top 100 Món năn Đặc sản Việt Nam 2021-2022.

Các đặc sản: Măng le khô và Trà sâm dây Ngọc Linh của tỉnh Kon Tum được chọn vào Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam 2021-2022.

Cá gỏi kiến vàng

Đây là mon ăn bổ dưỡng mà tổ tiên người dân tộc Rơ Măm truyền lại- đây là một trong những dân tộc có số dân rất ít sinh sống tại nước ta, địa bàn cư trú chính của họ là tại làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy.

Du khách tới làng dân tộc Rơ Măm nhất định phải thưởng thức món cá gỏi kiến vàng vô cùng độc lạ. Nhiều người mới nghe tên món ăn không dám thử nhưng khi đã vượt qua được cảm giác sợ và nếm thử một miếng thì chắc chắn sẽ gắp tiếp miếng thứ hai, thứ ba...

Cá gỏi kiến vàng và dế chiên Kon Tum lọt Top 100 đặc sản nổi bật của Việt Nam - Ảnh 2.

Món cá gỏi kiến vàng có giá trị dinh dưỡng rất cao và bà con thường làm trong các dịp lễ tết.

Món cá gỏi kiến vàng là sự kết hợp của 2 nguyên liệu chính là cá suối và kiến vàng. Cá suối được chọn những con cá to, tươi ngon, thịt cá chắc, ngọt. Kiến vàng được người dân tìm từ những tổ kiến to, có nhiều trứng, loại trứng này thơm, ăn bùi và ngậy.

Cách chế biến cá gỏi kiến vàng không quá khó. Đầu tiên cá suối được làm sạch, thịt cá mang giã nhuyễn đến khi thành hỗn hợp dẻo quánh để hạn chế tối đa mùi tanh của cá.

Tổ kiến vàng được tách kiến và trứng kiến ra làm hai phần. Phần kiến và trứng kiến cũng được làm nhuyễn rồi đem ra phơi nắng.

Tiếp đó là nêm nếm gia vị (gồm muối, ớt xanh, hạt tiêu và thính làm từ gạo), trộn đều tay với cá - kiến - trứng kiến đến khi dậy mùi thơm.

Nhiều du khách nghe tên món ăn sẽ không dám thử nhưng thực tế món ăn này có vị ngọt, thơm của cá tươi, của kiến, trứng kiến cùng mùi thơm đặc trưng của các loại rau rừng. Theo người dân địa phương, đây là món ăn có giá trị dinh dưỡng rất cao và thường được bà con làm trong các dịp lễ tết.

Nếu đến huyện Sa Thầy- nơi xuất xứ của món ăn- du khách có thể được thưởng thức món gỏi cá kiến vàng ngon nhất.

Dế chiên béo ngậy

Dế chiên ở Kon Tum được xem là những món ăn vặt thú vị dành cho những ai thích trải nghiệm ẩm thực địa phương. Món dế chiên Kon Tum có độ béo, giòn với hương vị riêng biệt. Ngoài món dế chiên, du khách còn có thể thưởng thức các món dế đa dạng khác được chế biến từ dế than, dế cơm, dế lửa...

Riêng với món dế chiên, người dân thường chọn dế cơm để chế biến. Dế cơm có thịt béo ngậy, không ngán, khi chiên lên có mùi thơm, vị giòn và màu nâu vàng sậm.

Người ta ưa chuộng dế cơm còn vì trong những mùa thu hoạch, loài dế này sinh trưởng rất mạnh, số lượng nhiều nên có thể phục vụ cho nhu cầu thưởng thức món ngon của nhiều người.

Cá gỏi kiến vàng và dế chiên Kon Tum lọt Top 100 đặc sản nổi bật của Việt Nam - Ảnh 3.

Món dế chiên có vị béo giòn, thơm ngậy.

Sau khi sơ chế làm sạch dế, bắc chảo đun sôi dầu ăn rồi thả lần lượt từng con dế cơm vào chảo. Không thả cùng lúc nhiều dế vào chảo vì như vậy dế dễ bị dính vào nhau, không giòn.

Sau khi chiên dế, tiếp tục nêm nếm gia vị (gồm lá chanh, sả, ớt đã được đảo trong chảo) vào để món dế chiên có mùi vị đậm đà. Thực khách thường ăn dế chiên cùng dưa leo thái lát và đậu phộng rang giã nhuyễn; nhiều nơi còn ăn dế cùng với tương ớt.

Khi ăn, thực khách chấm dế vào với tương ớt, lăn một vòng qua chén đậu rang, rồi từ từ cho vào miệng thưởng thức độ béo giòn, thơm ngậy của món ăn.

Nếu đã thử hai món ăn đặc sắc này, chắc chắn du khách sẽ nhớ mãi hương vị độc lạ khó có thể bắt gặp ở đâu khác ngoài Kon Tum.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Miếu Nổi - ngôi cổ miếu trên dòng sông Vàm Thuật

Miếu Nổi - ngôi cổ miếu trên dòng sông Vàm Thuật

Phù Châu Miếu là tên gọi chính thức nhưng người dân vẫn quen gọi là Miếu Nổi do vị trí biệt lập trên cù lao sông Vàm Thuật, thuộc quận Gò Vấp, TPHCM. Miếu được xây dựng từ thời vua Gia Long và được trang trí chủ yếu từ mảnh sành, sứ. Đây cũng là nơi được nhiều bạn trẻ đến viếng và “check-in” vì nét độc lạ và nằm ngay trong Thành phố.