Các tôn giáo ở Việt Nam đoàn kết, tương trợ lẫn nhau

12/11/2021 11:38
Các tôn giáo đoàn kết, chung tay đẩy lùi dịch Covid-19. Ảnh: ST

Các tôn giáo đoàn kết, chung tay đẩy lùi dịch Covid-19. Ảnh: ST

Tại Hội nghị tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật và kỹ năng viết bài về dân tộc, tôn giáo do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ mới đây, TS Lê Trung Kiên, Phó Chánh Văn phòng Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết, bức tranh tôn giáo ở Việt Nam rất đa dạng nhưng các tôn giáo tại nước ta đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.

Theo TS Lê Trung Kiên, Việt Nam hiện 16 tôn giáo, trên 40 tổ chức tôn giáo được pháp luật công nhận, với 26,5 triệu tín đồ, 58 ngàn chức sắc, gần 30 nghìn cơ sở thờ tự tôn giáo và trên 45 nghìn cơ sở tín ngưỡng. Bức tranh về tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam đa dạng, được ví như bảo tàng tôn giáo thế giới, vì thế giới có tôn giáo gì thì hầu như Việt Nam có tôn giáo đó. Đó là chưa kể những tôn giáo nội sinh, xuất hiện và hoạt động ở nước ta. Có một điểm đặc biệt là tại Việt Nam không có xung đột giữa các tôn giáo. Ngược lại, các tôn giáo ở Việt Nam đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.

"Vào dịp Giáng sinh, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh đại diện các cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúc mừng các chức sắc, chức việc Công giáo. Ngược lại, khi Phật giáo kỷ niệm hay có hoạt động gì, đại diện đạo Công giáo hay tôn giáo khác đều có hoạt động thăm hỏi, chúc mừng. Đại diện nhiều tổ chức tôn giáo cùng tham gia và là ủy viên của Mặt trật Tổ quốc các cấp", TS Lê Trung Kiên cho biết.

Các tôn giáo ở Việt Nam đoàn kết, tương trợ lẫn nhau - Ảnh 1.

Hòa Thượng Thích Như Tín, Chứng minh Ban trị sự Giáo hội Phật TPHCM và Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng (phải) cùng các đại biểu tại Việt Nam Quốc tự nhân dịp Đại lễ Phật Đản 2021-Phật lịch 2565. Ảnh: Thanh Vũ

Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách nhằm phát huy giá trị tích cực về đạo đức, văn hóa… của các tôn giáo trong xây dựng và phát triển đất nước; coi các tôn giáo, tín đồ là một nguồn lực để xây dựng quê hương, đất nước. Chính sách với các tôn giáo được thực hiện bình đẳng như nhau giữa các tôn giáo, trên cơ sở các quy định của pháp luật.

TS Lê Trung Kiên cho biết, do những thành tựu của công cuộc đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo được cải thiện, được nâng lên, nhiều cơ sở thờ tự được tu bổ, xây mới khang trang đẹp đẽ. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo được cải thiện, đồng bào tôn giáo tăng thêm niềm tin vào Đảng và Nhà nước, nhận thức rõ lợi ích của quốc gia, dân tộc và lợi ích của công cuộc đổi mới, gắn bó lợi ích của bản thân và lợi ích của tôn giáo mình. Tín ngưỡng, tôn giáo có vị trí, vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần của một bộ phận rất đông đảo nhân dân.

Không chỉ trước kia mà thời gian gần đây, các tôn giáo đã tích cực triển khai nhiều hoạt động an sinh xã hội. Tiêu biểu như trong đại dịch Covid-19 lần thứ 4, các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo… tích cực chung tay phòng chống Covid-19. Cùng với ủng hộ hàng nghìn tấn lương thực, thực phẩm; hàng triệu suất cơm miễn phí tặng người nghèo, lực lượng tuyến đầu, các chức sắc, chức việc, tu sĩ, tăng ni, phật tử, tín đồ… đã tình nguyện, trực tiếp hỗ trợ điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19. Những việc làm trên của các tôn giáo đã góp phần quan trọng cùng chính quyền địa phương và người dân đẩy dần khống chế và đẩy lùi dịch bệnh.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.