Cái chết trong giáo lý đạo Cao Đài

Hình ảnh đoàn đưa tang trong đám ma của người theo đạo Cao Đài

Hình ảnh đoàn đưa tang trong đám ma của người theo đạo Cao Đài

Cái chết là điều không thể tránh khỏi nhưng mỗi tôn giáo khác nhau lại có cái nhìn khác nhau về nó cũng như các nghi thức và hiện tượng liên quan.

Theo giáo lý Cao Đài, mục đích cốt lõi của việc tổ chức tang lễ là để linh hồn người chết chứng minh được nỗ lực của mình khi còn sống, từ đó nhận được sự tha thứ và cứu rỗi của Đức Chí Tôn, thoát khỏi vòng tuyệt luân của sự sống và cái chết. Khi đắc đạo, linh hồn sẽ trở về với Cõi Thiêng liêng Hằng sống.

Cái chết trong giáo lý đạo Cao Đài  - Ảnh 1.

Theo giáo lý Cao Đài, hồn thể sau khi được thanh lọc sẽ trở về Cõi Thiêng liêng Hằng sống. Ảnh minh hoạ

Đạo Cao Đài coi một con người hoàn chỉnh được tạo thành từ "3 cơ thể" (tam thể sắc thân). "Đệ nhất xác thân" là cơ thể vật chất được cha mẹ sinh ra; "Đệ nhị xác thân" là hồn thể, hay còn gọi là "Giác hồn", "chơn thần"; còn cơ thể thứ 3 được gọi là "linh hồn" hay "chơn linh". Loại thân thể thứ 3 này chứa đựng trong "chân tâm" và được Đức Chí Tôn ban tặng cho một số người. Các nghi thức cầu nguyện trong tang lễ Cao Đài cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến 3 loại thân thể này, đặc biệt là thân thể thứ hai.

Cái chết trong giáo lý đạo Cao Đài  - Ảnh 2.

Một phần của đám tang theo đạo Cao Đài

Sau khi chết, hồn thể sẽ tồn tại dưới dạng "khí" và tiếp tục tu hành trên trần thế cho đến khi hoàn toàn trong sạch để trở về với Cõi Thiêng liêng Hằng sống. Vì quan điểm này nên những người tu đạo thường được nghe kể rất nhiều truyện ma, tuy nhiên những hồn ma trong các câu chuyện lại thường không phải những kẻ hung ác như quan điểm chung của nhiều người ngoại đạo. 

Ở các ngôi chùa Cao Đài thường có một căn phòng được gọi là "khách đình", được dùng để lưu giữ "thân thể thứ hai" của người chết, trong khi bình di cốt của "thân thể thứ nhất" sẽ nằm ở phòng khác.

Cái chết trong giáo lý đạo Cao Đài  - Ảnh 3.

Lễ Hành pháp Độ thăng tại một đám tang đạo Cao Đài ở Tây Ninh năm 2017

Tang lễ được coi là một trong những nghĩ lễ quan trọng của người theo đạo Cao Đài, với quy trình khá phức tạp và nhiều nghi thức. Các nghi thức đều yêu cầu chuẩn bị nhiều và kĩ càng, đồng thời có rất nhiều bước. Khâu chuẩn bị của hầu hết các nghi thức đều sẽ có sự phân biệt về giới tính và chức vụ trong đạo của người đã khuất. Sau khi thực hiện các nghi thức trên, tang lễ Cao Đài có thể được xem như đã kết thúc. Thời gian để tang đạo Cao Đài bao gồm các hình thức để tang như:

Để tang 81 ngày: tới Chung cửu thì mãn tang. Để tang 281 ngày: tới Tiểu tường thì mãn tang. Để tang 581 ngày: tới Đại tường thì mãn tang.

Cái chết trong giáo lý đạo Cao Đài  - Ảnh 4.

Bàn thờ tại tư gia của tín đồ Cao Đài

Tín đồ theo đạo tuyệt đối không mở cửa mả, không đem linh vị ra huyệt mộ để cúng, không rước vong về nhà thờ, không đốt giấy tiền vàng mã.

Các tín đồ Cao Đài quan niệm rằng tất cả mọi tạo vật đều xuất phát từ một nguồn sống duy nhất, được con người gọi tên bằng nhiều danh hiệu khác nhau và với tín đồ theo đạo, họ gọi là Đức Chí Tôn. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn