Chia sẻ kinh nghiệm các hoạt động dự án vì trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số

05/08/2022 22:52
Các đại biểu dân tộc thiểu số tham dự và chia sẻ tại hội thảo.

Các đại biểu dân tộc thiểu số tham dự và chia sẻ tại hội thảo.

Ngày 5/8, đã diễn ra Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm các hoạt động dự án “Chúng tôi có thể” vì trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số.

Dự án "Chúng tôi có thể - Hướng tới Mức sống và Giáo dục tốt hơn" khởi động năm 2019 với sự hỗ trợ tài chính của tập đoàn CJ (Hàn Quốc), đồng triển khai bởi Ủy ban Dân tộc, Bộ Giáo dục & Đào tạo và UNESCO, cùng 3 tỉnh là Hà Giang, Ninh Thuận và Sóc Trăng. 

Chia sẻ kinh nghiệm các hoạt động dự án vì trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải phát biểu

Dự án thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái các vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam tiếp cận 3 vấn đề: Trẻ em không đi học hoặc bỏ học, tập trung vào trẻ em gái dân tộc thiểu số; Bạo lực học đường trên cơ sở giới và những hạn chế trong việc tiếp cận các cơ hội việc làm của phụ nữ và nữ thanh niên thuộc cộng đồng dân tộc thiểu số. Ủy ban Dân tộc là đơn vị chủ trì triển khai 5 hoạt động chính của dự án, bao gồm mô hình thí điểm về nâng cao thu nhập và sinh kế cho phụ nữ và nữ thanh niên dân tộc thiểu số.

Chia sẻ kinh nghiệm các hoạt động dự án vì trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam - ông Christian Manhart

Ông Christian Manhart, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam, cho biết: "Chúng tôi đã chạm đến niềm cảm hứng và sự cam kết cải thiện điều kiện kinh tế cho chị em đồng bào dân tộc thiểu số, giúp chị em và gia đình tiếp cận tốt hơn với giáo dục,  việc làm, y tế và các dịch vụ dân sinh khác".

Tại hội thảo, Ủy ban Dân tộc đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai mô hình thí điểm hỗ trợ nâng cao thu nhập và sinh kế cho phụ nữ và nữ thanh niên dân tộc thiểu số ở 5 huyện: Bắc Mê, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Quang Bình và Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang.

Chia sẻ kinh nghiệm các hoạt động dự án vì trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

Sản phẩm của các HTX tại Hà Giang

Chị Nguyễn Thị Ẩn, dân tộc Tày sống tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, chia sẻ: "Tôi là một trong số những chị em phụ nữ may mắn được tham gia dự án. Tôi được hỗ trợ thành lập Tổ phụ nữ hợp tác để cùng nhau trồng rau má với quy mô lớn làm nguồn nguyên liệu cho Hợp tác xã. Tôi đã được các chị là chủ nhiệm hợp tác xã chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp của bản thân, từ đấy tôi cảm thấy tự tin hơn và hình thành thêm được những ý tưởng khởi nghiệp trong thời gian tới".

Tại hội thảo, các đại biểu cũng được tiếp cận tuyển tập "Chúng tôi Có thể" gồm 25 câu chuyện do các em học sinh, thầy cô giáo và chị em phụ nữ thụ hưởng dự án ở các địa phương chia sẻ về giá trị của giáo dục và đào tạo với cuộc sống của họ. Cùng với đó là tuyển tập "Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái" gồm 30 câu chuyện do phụ nữ và nữ thanh niên ở nhiều vùng miền gửi về dự án để truyền cảm hứng cho các em gái về tầm quan trọng của việc học tập, trong thời gian trường học bị đóng cửa do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 năm 2021.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.