Chuyện lạ về tục đa phu ở Nepal và kiểm tra trinh tiết chú rể ở Uganda

12/09/2021 10:05
Một chú rể người Uganda trước khi kiểm tra trinh tiết

Một chú rể người Uganda trước khi kiểm tra trinh tiết

Đây là những phong tục "chẳng giống ai" hiện vẫn được một số nơi ở Nepal và bộ tộc Banyankole tại Uganda duy trì.

Phong tục "đa phu" ở Nepal

Nepal là nước láng giềng của Trung Quốc, tuy kinh tế chậm phát triển, nhưng phong cảnh và văn hóa của Nepal lại rất độc đáo. Đây là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, đa ngôn ngữ nên đã tạo nên nhiều nét văn hóa đặc trưng. Một trong những nét độc lạ mà nhiều người Nepal vẫn giữ, đó là phong tục "một vợ nhiều chồng".

Hiện vẫn còn một số khu vực ở Nepal duy trì phong tục đa thê. Trong chế độ đa thê, anh em trong gia đình, có thể là anh em họ hoặc anh em ruột cùng lấy một phụ nữ. Lý do chính của chế độ đa thê ở Nepal là để bảo vệ tài sản, hầu hết các làng ở miền núi của quốc gia này tương đối nghèo. Nếu mỗi anh em lấy một người vợ thì trở thành gánh nặng lớn cho gia đình và sẽ dẫn đến khó khăn trong phân chia tài sản Do đó, chế độ đa thê ra đời để lấp khoảng trống này, để bảo toàn tài sản không bị tuồn ra ngoài.

Chuyện lạ về tục đa phu ở Nepal và kiểm tra trinh tiết chú rể ở Uganda - Ảnh 1.

Một gia đình đa phu ở Nepal

Nếu 3 anh em trai lấy chung 1 vợ, để sống được hòa thuận, trong năm đầu, người anh cả ở lại với vợ còn các em đi làm cho đến khi vợ sinh con. Sau đó anh cả thay phiên đi làm, và cứ lần lượt như thế cho đến khi cả ba anh em đều có con thì về sống chung. Nhiều người cho rằng mối quan hệ này phụ nữ được ít nhưng mất nhiều, sinh con rất vất vả chưa kể các công việc nội trợ khác.

Ảnh 1-3: Một gia đình ở Nepal theo chế độ "đa phu"

Kiểm tra trinh tiết của chú rể ở Uganda

Bộ tộc Banyankole ở Uganda duy trì tục lệ rất lạ-kiểm tra trinh tiết (Potency Test) của các chú rể trước khi kết hôn. Cô dâu và chú rể chỉ được phép đi vào hôn nhân nếu chàng rể vượt qua bài kiểm tra này.

Theo tục lệ của tộc người Banyankole, ở phía Tây Nam Uganda, hôn nhân của cháu gái thường là gánh nặng trách nhiệm của người dì hoặc bà cô. Sau buổi lễ kiểm tra trinh tiết chú rể, người cô hay dì cô dâu còn được yêu cầu giám sát và nghe ngóng đêm tân hôn xem cô dâu, chú rể có "tác nghiệp" không.

Chuyện lạ về tục đa phu ở Nepal và kiểm tra trinh tiết chú rể ở Uganda - Ảnh 2.

Chú rể người Uganda trước khi kiểm tra trinh tiết

Trong văn hóa truyền thống của khá nhiều bộ tộc ở châu Phi, vai trò của người cô/dì khá rất quan trọng, kiểu như giám hộ các cháu gái từ tuổi vị thành niên đến khi trưởng thành. Họ còn truyền dạy kỹ năng đối phó với những thử thách liên quan tới hôn nhân mà cháu mình sẽ gặp trong tương lai, đặc biệt là trong đám cưới, để đảm bảo một cuộc hôn nhân viên mãn cho đôi trẻ suốt đời.

Kể từ năm lên 8 tuổi, các bé gái tộc người Banyankole bắt đầu được kiểm soát để chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân tương lai. Các em không còn được chạy nhảy vui chơi bên ngoài nữa, mà bị cha mẹ giữ ở trong nhà và liên tục "vỗ béo" con bằng cháo kê, thịt bò, ép uống nhiều sữa. Bởi tộc người Banyankole cho rằng, béo tức là đẹp. Khi ngực bắt đầu phát triển, các bé gái càng bị cha mẹ giám sát chặt hơn để tránh xa các hoạt động gây dậy thì sớm.

Trong gia đình tộc người Banyankole, nếu có cả con trai và con gái thì người cha phải lo làm lụng kiếm tiền vừa chuẩn bị hồi môn cho con gái, lại lo tìm vợ và chuẩn bị tiền sính lễ hỏi vợ cho con trai. Cụ thể là cần các hiện vật như bò, dê và mua những thùng bia trữ sẵn bất kể giàu hay nghèo.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Miếu Nổi - ngôi cổ miếu trên dòng sông Vàm Thuật

Miếu Nổi - ngôi cổ miếu trên dòng sông Vàm Thuật

Phù Châu Miếu là tên gọi chính thức nhưng người dân vẫn quen gọi là Miếu Nổi do vị trí biệt lập trên cù lao sông Vàm Thuật, thuộc quận Gò Vấp, TPHCM. Miếu được xây dựng từ thời vua Gia Long và được trang trí chủ yếu từ mảnh sành, sứ. Đây cũng là nơi được nhiều bạn trẻ đến viếng và “check-in” vì nét độc lạ và nằm ngay trong Thành phố.