Công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ được pháp luật quy định như thế nào?

17/07/2022 09:32
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Điều 34 Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (sau đây gọi là Nghị định 92/2012/NĐ-CP) quy định, như sau:

- Công trình tín ngưỡng là những công trình như: Đình, đền, am, miếu, từ đường, nhà thờ họ và những công trình tương tự khác.

- Công trình tôn giáo là những công trình như: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, tượng đài, bia, tháp và những công trình tương tự của các tổ chức tôn giáo.

- Công trình phụ trợ là những công trình không sử dụng cho việc thờ tự của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, như: Nhà ở, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, tường rào khuôn viên cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và các công trình tương tự khác.

Tượng đài, tranh hoành tráng được pháp luật quy định như thế nào?

Điều 2 Thông tư 18/2013/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật quy định: Tượng đài, tranh hoành tráng bao gồm: tượng đài (bao gồm cả tượng tôn giáo được xây dựng ở ngoài trời nơi công cộng), phù điêu, khối biểu tượng, tranh hoành tráng bằng các chất liệu.

Di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được pháp luật quy định như thế nào?

Điều 4 Luật Di sản văn hóa (Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH ngày 23/7/2013 của Văn phòng Quốc hội) quy định:

+ Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

+ Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn