Cuộc sống của bộ tộc luôn tự coi mình đẹp nhất hành tinh

02/07/2021 07:40
Phụ nữ bộ tộc Fulani

Phụ nữ bộ tộc Fulani

Fulani là một trong những bộ tộc du mục lớn cuối cùng còn tồn tại trên thế giới. Đây cũng là bộ tộc rất yêu cái đẹp và luôn tự coi mình là những người đẹp nhất hành tinh.

Ngày nay, dân số của bộ tộc Fulani dao động từ 20 đến 25 triệu người. Đây là một trong những bộ tộc đông nhất vùng Sahel và Tây Phi. Người Fulani, theo truyền thống, được cho là có nguồn gốc từ các tộc người mạn Bắc Phi và Trung Đông, pha trộn với những cư dân bản địa Tây Phi. Họ sử dụng ngôn ngữ dân tộc (tiếng Fula) và theo tín ngưỡng Hồi giáo.

Cuộc sống của người Fulani, bộ tộc luôn tự coi mình là đẹp nhất quả đất - Ảnh 1.

Bộ tộc Fulani luôn tự coi mình là đẹp nhất hành tinh

Có đến 1/3 số người Fulani làm công việc chăn nuôi gia súc. Ngoài ra, người Fulani còn là nông dân, thợ thủ công hay thương nhân sống bán định cư hoặc định cư. Họ có mặt chủ yếu ở Tây Phi và Bắc Trung Phi, nhưng cũng hiện diện ở các nước Cộng hòa Tchad, Sudan và khu vực gần biển Đỏ.

Cuộc sống của người Fulani, bộ tộc luôn tự coi mình là đẹp nhất quả đất - Ảnh 2.

Ngày nay, dân số của bộ tộc Fulani dao động từ 20 đến 25 triệu người

Một trong những nhóm nhỏ thuộc bộ tộc Fulani là Wodaabe, có lễ hội thường niên độc đáo mang tên Guerewol. Thực chất, đây là một cuộc thi sắc đẹp dành cho nam giới trong bộ tộc. Những người đàn ông trẻ tuổi sẽ khoác lên mình những bộ trang phục rực rỡ sắc màu, đồng thời lựa chọn kỹ các trang sức kết hợp, cuối cùng cài một chiếc lông chim lên đầu để trông đẹp trai và tỏa sáng hơn.

Cuộc sống của người Fulani, bộ tộc luôn tự coi mình là đẹp nhất quả đất - Ảnh 3.

Lễ hội Guerewol là một cuộc thi sắc đẹp dành cho nam giới trong bộ tộc Fulani

Xuyên suốt lễ hội, các chàng trai sẽ nhảy múa và hát hò để gây ấn tượng với các cô gái. Những người đáp ứng được các tiêu chuẩn về sắc đẹp của bộ lạc (cao ráo, mắt và răng phải trắng) thường sẽ có sức hút hơn và có nhiều khả năng chiến thắng hơn. Do đó, các chàng trai thường trợn mắt lên và khỏe hàm răng trắng của mình.

Cuộc sống của người Fulani, bộ tộc luôn tự coi mình là đẹp nhất quả đất - Ảnh 4.

Những người thuộc bộ tộc Fulani tin vào sự luân hồi của mỗi linh hồn và chỉ nghiêng mình tôn thờ cái đẹp

Những người đàn ông này cũng cần phải có sức khỏe tốt, tính nhẫn nại và khả năng chịu đựng vì họ sẽ phải nhảy múa hàng giờ dưới cái nóng gay gắt để thu hút sự chú ý của những người đẹp. Nhờ vào lễ hội Guerewol, bộ tộc Fulani tự coi mình là những người đẹp nhất trên thế giới – điều khiến họ bị coi là những kẻ tự kiêu nhất hành tinh. 

Những người thuộc bộ tộc này tin vào sự luân hồi của mỗi linh hồn và chỉ nghiêng mình tôn thờ cái đẹp. Trước khi lễ hội Guerewol bắt đầu, các chàng trai trẻ phải dành nhiều thời gian để chuẩn bị để đảm bảo mọi thứ hoàn hảo nhất có thể.

Cuộc sống của người Fulani, bộ tộc luôn tự coi mình là đẹp nhất quả đất - Ảnh 5.

Bộ tộc Fulani không có tiêu chuẩn chung về trang phục, phong cách ăn mặc của họ phụ thuộc vào khu vực mà họ sinh sống

Bộ tộc Fulani không có tiêu chuẩn chung về trang phục. Phong cách ăn mặc của họ phụ thuộc vào khu vực mà họ sinh sống. Ví dụ, người Wodaabe sống tại Niger và Cameroon thường mặc những bộ quần áo sặc sỡ, cuốn hút và bắt mắt đi kèm với áo choàng được thêu hoặc dệt.

Trong bộ tộc Fulani, những người đàn ông thường đảm trách vai trò chăm sóc đàn gia súc, làm việc trên các cánh đồng trong khi phụ nữ cáng đáng việc chăm sóc gia đình và dạy dỗ con cái.

Khi các cô gái lớn lên, họ bắt đầu phụ giúp mẹ chăm sóc các em nhỏ. Một trong những trò chơi phổ biến của các bé gái ở đây là cõng búp bê trên lưng. Tới lúc các em lớn hơn một chút, những con búp bê sẽ được thay thế bằng những đứa em nhỏ.

Cuộc sống của người Fulani, bộ tộc luôn tự coi mình là đẹp nhất quả đất - Ảnh 6.

Phụ nữ ở bộ tộc Fulani thường cáng đáng việc chăm sóc gia đình và dạy dỗ con cái

Một người đàn ông thuộc bộ tộc Fulani được phép cưới 4 vợ. Một gia đình trong bộ tộc thường gồm các thành viên là người đàn ông, những người vợ cùng những đứa con của họ. Tất cả mọi người trong gia đình đều chung sống hòa hợp với nhau. Người Fulani cũng cho rằng nên sinh nhiều con, do vậy, họ cưới nhau từ rất sớm và không có những biện pháp kiểm soát sinh sản.

Trong văn hóa của người Fulani, gia súc đóng một vai trò cực kì quan trọng. Chỉ cần được hai bên gia đình giao phó những đàn bò, điều đó có nghĩa rằng bạn đã được chấp thuận làm dâu, rể nhà họ. Mỗi cô dâu mang tới nhà chồng càng nhiều gia súc càng tốt bởi đó không chỉ là của hồi môn mà còn là thứ đảm bảo cho cô dâu có thể sống tốt nếu không may hôn nhân xảy ra vấn đề và cô dâu đó quyết định rời bỏ chồng.

Cuộc sống của người Fulani, bộ tộc luôn tự coi mình là đẹp nhất quả đất - Ảnh 7.

Các bé gái bộ tộc Fulani luôn được dạy các quy tắc đạo đức như không được nhìn thẳng vào mặt chú rể, tôn trọng người lớn tuổi

Ngay từ khi còn nhỏ, các bé gái ở bộ tộc Fulani đã được dạy làm đẹp. Ở độ tuổi từ 2 đến 3, các bé gái đã xỏ lỗ tai, thông thường sẽ có 6 lỗ ở tai phải và 6 lỗ ở bên trái. Lớn thêm một chút, các bé gái sẽ được dạy nhảy bởi những phụ nữ lớn tuổi trong làng. Khoảng 5 tuổi, các bé gái được dạy các quy tắc đạo đức như không được nhìn thẳng vào mặt chú rể, tôn trọng người lớn tuổi và không nên phàn nàn hay nói bất cứ điều gì về bố mẹ chồng tương lai của mình. Với nền tảng giáo dục nghiêm khắc đó, chuyện con dâu cãi nhau tay đôi với bố mẹ chồng ở bộ tộc Fulani rất hiếm khi xảy ra.

Nguồn: Bright Side

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Miếu Nổi - ngôi cổ miếu trên dòng sông Vàm Thuật

Miếu Nổi - ngôi cổ miếu trên dòng sông Vàm Thuật

Phù Châu Miếu là tên gọi chính thức nhưng người dân vẫn quen gọi là Miếu Nổi do vị trí biệt lập trên cù lao sông Vàm Thuật, thuộc quận Gò Vấp, TPHCM. Miếu được xây dựng từ thời vua Gia Long và được trang trí chủ yếu từ mảnh sành, sứ. Đây cũng là nơi được nhiều bạn trẻ đến viếng và “check-in” vì nét độc lạ và nằm ngay trong Thành phố.