Cuốn sách ảnh dành riêng cho những bến đò của NSND Nguyễn Hữu Tuấn

Minh Anh
03/06/2022 - 15:18
Cuốn sách ảnh dành riêng cho những bến đò của NSND Nguyễn Hữu Tuấn

Cuốn sách ảnh Tiếng gọi đò của NSND Nguyễn Hữu Tuấn

85 bức ảnh chọn lọc trong cuốn sách ảnh “Tiếng gọi đò” của NSND Nguyễn Hữu Tuấn không chỉ là phong cảnh mà còn là những chuyện đời, chuyện người ông đã chứng kiến trong hơn 30 năm…

Nhà quay phim, NSND Nguyễn Hữu Tuấn là người đứng sau máy quay những bộ phim đã trở thành kinh điển của điện ảnh Việt Nam như Thương nhớ đồng quê, Hy vọng cuối cùng, Hoa ban đỏ, Bến không chồng… Xen kẽ các đợt đi làm phim là những chuyến đi dã ngoại tìm bối cảnh, ông đã rong ruổi tới nhiều nơi trên dải đất hình chữ S. Tài sản 40 năm chụp ảnh là hàng chồng hộp ảnh xếp đầy trong các căn phòng của ông.

NSND Nguyễn Hữu Tuấn

NSND Nguyễn Hữu Tuấn

Mấy chục năm đi chụp ảnh nông thôn, NSND Nguyễn Hữu Tuấn đặc biệt rất yêu thích chụp ảnh những bến đò. Bến đò trong ảnh của ông không chỉ là phong cảnh mà đằng sau nó là những chuyện đời, chuyện người. Để rồi sau rất nhiều năm góp nhặt, ông đã gói gọn những hình ảnh ấy vào cuốn sách Tiếng gọi đò (NXB Thế giới và Omega Plus phát hành).

Gói gọn trong 147 trang, Tiếng gọi đò bao gồm 85 bức ảnh chọn lọc từ hàng ngàn bức đã chụp trong hơn 30 năm, từ 1987 đến 2018 của NSND Nguyễn Hữu Tuấn. Nội dung sách được chính tác giả phiên dịch sang cả tiếng Anh với hy vọng bạn bè quốc tế cũng có thể đón nhận. Toàn bộ ảnh được in với hai sắc đen trắng gợi không khí hoài cổ.

Một tác phẩm trong cuốn sách "Tiếng gọi đò" của NSND Nguyễn Hữu Tuấn

Một tác phẩm trong cuốn sách "Tiếng gọi đò" của NSND Nguyễn Hữu Tuấn

Nhân dịp ra mắt cuốn sách, buổi giao lưu trò chuyện Tiếng gọi đò: Tiếng vọng về ký ức sẽ được tổ chức tại số 2, Lê Thạch, Hà Nội vào 9h ngày 4/6. Đây là buổi trò chuyện tâm tình cùng tác giả và các khách mời: Họa sĩ Trịnh Lữ, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp. Tại đây, câu chuyện về đò không chỉ được kể ra qua những bức ảnh đen trắng hiếm có, mà còn qua góc nhìn hội họa, văn chương... qua sự đối thoại mở giữa khán giả về xưa nay, về thành thị nông thôn.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm