Đạo Cao Đài coi trọng việc cưới hỏi

Đám cưới của tín đồ đạo Cao Đài tại Tòa thánh Tây Ninh

Đám cưới của tín đồ đạo Cao Đài tại Tòa thánh Tây Ninh

Đạo Cao Đài coi trọng việc cưới hỏi và không khuyến khích lối sống độc thân. Giáo lý của đạo quan niệm hôn nhân là một phần trong nhân đạo.

Đạo Cao Đài tên gọi đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, ra đời năm 1926 tại ấp Long Trung, xã Long Thành, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh, do một số công chức, tư sản, địa chủ, trí thức sáng lập và phát triển chủ yếu ở các tỉnh, thành phố Nam Bộ. 

Đạo Cao Đài coi trọng việc cưới hỏi  - Ảnh 1.

Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, công trình tôn giáo chính của đạo Cao Đài ở Thánh địa của đạo - thành phố Tây Ninh (Nguồn: Wikipedia)

Triết lý đạo giáo của đạo Cao Đài là đưa ra các chân lý hướng dẫn con người sống có đạo đức, hoàn thiện bản thân, có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng. Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2010, đạo Cao Đài có khoảng hơn 2,4 triệu tín đồ. Ngoài ra, có khoảng 30.000 tín đồ nữa sống ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Úc (theo Wikipedia).

Đạo Cao Đài coi trọng việc cưới hỏi và không khuyến khích lối sống độc thân. Giáo lý của đạo quan niệm hôn nhân là một phần trong nhân đạo. Người theo đạo phải làm tốt bổn phận người chồng, người vợ, cũng như người cha, người mẹ. Nếu làm tròn các bổn phận trên thì coi như tu xong phần nhân đạo, từ đó tiếp tục tu lên phần thiên đạo. 

Đạo Cao Đài coi trọng việc cưới hỏi  - Ảnh 2.

Một buổi làm lễ thờ ở Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh (Nguồn: Wikipedia)

Người chồng đóng vai trò trụ cột gia đình, gánh vác về kinh tế, đồng thời phải sống chính trực, không dùng bạo lực với vợ con, để còn làm gương cho con cái. Người vợ thì có vai trò chăm lo cho con cái và nhà cửa, cùng người chồng xây dựng mái ấm gia đình. Đạo Cao Đài nghiêm cấm việc cưới nhiều vợ và không cho phép ly hôn, trừ khi có người ngoại tình hay thất hiếu với công cô.

Đạo Cao Đài coi trọng việc cưới hỏi  - Ảnh 3.

Sách Hôn phối đạo của đạo Cao Đài

Việc thực hiện lễ kết hôn phải tuân thủ theo Tân luật của đạo. Hôn phối phải là người cùng đạo và khi làm lễ cưới, hai bên nhà trai và nhà gái phải cầu lễ Chứng hôn (Lễ hôn phối) tại thánh thất hoặc đền Thánh. Đây là một trong những nghi thức chuyển đổi vị thế đời sống của tín đồ theo đạo và là điều bắt buộc phải thực hiện để được coi là chính thức kết hôn về mặt tôn giáo.

(còn nữa)

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn