Đền thờ Hoàng đế Quang Trung tọa lạc tại núi Dũng Quyết (phường Trung Đô, TP Vinh, Nghệ An). Đây là một địa điểm tham quan, tìm hiểu lịch sử - văn hóa không thể bỏ qua đối với mỗi du khách khi đến với vùng đất địa linh nhân kiệt này.

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung tọa lạc tại núi Dũng Quyết (phường Trung Đô, TP Vinh, Nghệ An). Đây là một địa điểm tham quan, tìm hiểu lịch sử - văn hóa không thể bỏ qua đối với mỗi du khách khi đến với vùng đất địa linh nhân kiệt này.

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết

Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài, vị hoàng đế anh minh lập nên những chiến công hiển hách trong lịch sử dân tộc. Đỉnh cao là chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785) quét sạch 5 vạn quân Xiêm, Ngọc Hồi - Đống Đa (1789) đánh tan 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh,… bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

Tuy sinh ra và lớn lên ở Bình Định, nhưng quê cha đất tổ của Hoàng đế Quang Trung vốn ở làng Thái Lão (xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An). Sau đại thắng mùa Xuân Kỷ Dậu 1789, việc đầu tiên ông làm là chọn vùng đất đóng đô ở giữa núi Phượng Hoàng và núi Kỳ Lân tại Yên Thường, Châu Lộc, Nghệ An (nay là phường Trung Đô, TP Vinh, Nghệ An). Vùng đất này hội tụ cả Long - Lân - Quy - Phụng để xây thành, gọi là Phượng Hoàng Trung Đô.

Đỉnh núi Dũng Quyết mà người dân quen gọi là núi Quyết có bốn chi: Chi hướng về phía Tây gọi là Long Thủ (đầu rồng), chi hướng về phía Đông Nam là Phượng Dực (cánh phượng hoàng), chi hướng về phía Đông Bắc gọi là Quy Bối (lưng rùa) và chi hướng về phía Tây Nam gọi là Kỳ Lân (con mèo).

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung nằm trên đỉnh núi thứ hai, thuộc chi Phượng Dực, trên độ cao 97m so với mực nước biển. Công trình được khởi công xây dựng từ ngày 15/8/2005 đến ngày 7/5/2008, nhân kỷ niệm 220 năm Phượng Hoàng Trung Đô.

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết - Ảnh 2.

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết hướng ra dòng sông Lam: "Sông Lam lấp lánh, núi Quyết nghiêng mình".

Con đường lên đền dài khoảng 1km quanh co, uốn lượn, hai bên là rừng cây xanh mát, bậc thang rêu phong cổ kính.

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết - Ảnh 4.

Nghi môn tứ trụ, gồm 1 cổng lớn và 2 cổng nhỏ đối xứng ở hai bên. Cổng lớn được bố trí 2 tầng 8 mái bằng gỗ lim kiểu chồng diêm. Cả 3 cổng đều được lợp ngói mũi hài. Ở cổng chính hai bên có 2 thần hộ pháp canh giữ đền.

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết - Ảnh 5.

Đằng sau nghi môn là tấm bình phong tứ trụ được làm bằng đá Thanh Hóa có chạm khắc hoa văn.

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết - Ảnh 6.

Sau bình phong là 2 nhà bia ngoảnh mặt vào nhau, song song với trục chính đạo. Nhà bia phía bên tay trái gồm 1 trống lớn và bia khắc công trạng Hoàng đế Quang Trung ghi lại những mốc son chói lọi trong sự nghiệp vĩ đại của Ngài.

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết - Ảnh 7.

Nhà bia phía bên tay phải gồm 1 chuông lớn và bia khắc bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về Hoàng đế Quang Trung với lòng tự hào dân tộc.

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết - Ảnh 8.

Nối tiếp là nhà tả vu và hữu vu gồm 3 gian, 2 chái làm bằng gỗ lim. Nhà hữu vu là nhà đón tiếp đại biểu và các đoàn khách về viếng thăm.

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết - Ảnh 9.

Nhà tả vu là phòng trưng bày các tư liệu hiện vật liên quan cuộc đời hoạt động của Hoàng đế Quang Trung và triều đại Tây Sơn.


Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết - Ảnh 11.

Nhà hạ điện, trung điện, thượng điện là trung tâm của toàn bộ ngôi đền, được thiết kế theo hình chữ Tam, cao dần lên. Cả 3 nhà đều được làm bằng gỗ lim, chạm khắc họa tiết theo phong cách thời Nguyễn.

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết - Ảnh 12.

Nhà hạ điện có diện tích lớn nhất 180m2 gồm 3 gian, kết cấu 2 tầng mái, giữa hai tầng có bộ chấn song con tiện để thông gió và lấy ánh sáng từ ngoài vào nhằm tăng thêm phần hoành tráng, đồ sộ, cổ kính cho toàn bộ ngôi đền.

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết - Ảnh 13.

Khung thờ ở đền được bố trí theo tín ngưỡng thờ phụng truyền thống của người Việt Nam là tiền phật hậu thánh. Bàn thờ Phật Thích Ca Mâu Ni được bố trí trang nghiêm ở gian giữa nhà tiền đường, là nơi để các phật tử tỏ lòng thành kính với đức Phật.

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết - Ảnh 14.

Phía bên tả là bàn thờ Tứ phủ công đồng và Tam tòa thánh mẫu.

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết - Ảnh 15.

Đáng chú ý ở nhà hạ điện là bức đại tự bằng chữ Hán, phiên âm “Nghệ dục Bình sinh” dịch nghĩa: Nghệ An là quê cha đất tổ, còn Bình Định là nơi người anh hùng áo vải sinh ra và lớn lên.

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết - Ảnh 16.

Phía bên hữu là gian thờ Trấn thủ Nghệ An thời Tây Sơn Nguyễn Văn Thận, tước Thận Trực hầu.

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết - Ảnh 17.

Nhà Trung điện có diện tích nhỏ hơn, 160m2 với 3 gian thờ.

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết - Ảnh 18.

Hai bên tả hữu thờ các văn thần và võ tướng tiêu biểu của Triều Tây Sơn.

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết - Ảnh 20.

Thượng điện là nơi đặt bàn thờ của Hoàng đế Quang Trung cùng vương phụ Hồ Phi Phúc và Vương mẫu Nguyễn Thị Đồng.

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết - Ảnh 21.

Tượng Hoàng đế Quang Trung dáng ngồi, đúc bằng đồng cao 1,5m được đặt uy nghi chính giữa hậu cung.

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết - Ảnh 22.

Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, ngôi đền hiện đang bị xuống cấp.

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết - Ảnh 23.

Hàng năm đền thờ Hoàng đế Quang Trung có 2 ngày lễ lớn đó là: Ngày 29/7 âm lịch là ngày giỗ của Hoàng đế Quang Trung; ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch là ngày chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

Đền thờ Hoàng đế Quang Trung trên núi Dũng Quyết - Ảnh 24.

Kể từ ngày khánh thành, đền đã đón hàng vạn lượt du khách từ khắp mọi miền Tổ quốc, các đoàn khách quốc tế đến thắp hương tưởng niệm, thể hiện lòng thành kính ngưỡng mộ tri ân đối với vị anh hùng kiệt xuất trong lịch sử dân tộc Việt Nam.


Trường Hùng
11/09/2023 18:00