Đền Tiên La (xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, Thái Bình), nơi thờ phụng Bát Nàn tướng quân Vũ Thị Thục, một trong những nữ tướng của Hai Bà Trưng, có công bảo quốc, hộ dân, đánh đuổi quân xâm lược Đông Hán. Đây cũng là một trong những địa điểm thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ở Thái Bình.

ĐỀN TIÊN LA - NƠI BẢO TỒN, THỰC HÀNH TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TAM PHỦ CỦA NGƯỜI VIỆT

Đền Tiên La (xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, Thái Bình), nơi thờ phụng Bát Nàn tướng quân Vũ Thị Thục, một trong những nữ tướng của Hai Bà Trưng, có công bảo quốc, hộ dân, đánh đuổi quân xâm lược Đông Hán. Đây cũng là một trong những địa điểm thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ở Thái Bình.

Đền Tiên La - nơi bảo tồn, thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt - Ảnh 1.

Trong số hơn 200 nơi thờ Mẫu ở Thái Bình, đền Tiên La (thôn Tiên La, xã Đoan Hùng) là một trong những tâm điểm của Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của tỉnh. Khác với đa số những nơi thờ tự khác chủ yếu thờ Mẫu Thượng Thiên - Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đền Tiên La thờ Mẫu Nhân thần – Mẫu Bát Nàn tướng quân Vũ Thị Thục. Đây là một nhân vật có thật trong lịch sử dân tộc, bà là một trong những nữ tướng của Hai Bà Trưng, có công bảo quốc, hộ dân, đánh đuổi quân xâm lược Đông Hán.

Điền Tiên La – Nơi bảo tồn, thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt - Ảnh 3.

Đền Tiên La được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1986. Đền tọa lạc trên diện tích trên 6.000m2 tại gò Kim Quy, có kiến trúc cổ “Tiền nhất - Hậu đình”, bao gồm các công trình chính như – tam quan ngoại, tam quan nội, Tiền tế, Trung tế và Hậu cung.

Cổng tam quan 2 tầng sừng sững uy nghi, phía ngoài cổng tam quan có nhiều tượng ngựa đá, voi đá, các nữ binh sĩ bằng đá - người tuốt gươm, người nắm đốc gươm đứng oai nghiêm


Bên trong sân Đền, giữa là ban thờ Công đồng, bên tả là ban thờ Hội đồng Thánh Cậu (Cậu Bảy Tiên La), bên hữu là ban thờ Hội đồng Thánh Cô (Cô Bảy Tiên La).


Nhà Tiền tế gồm 5 gian, được kiến trúc bằng gỗ tứ thiết, nội thất được chạm trổ công phu các họa tiết “Long - Lân - Quy - Phượng” đan xen với “Tùng - Cúc - Trúc - Mai”. Bên ngoài có bức đại tự với nội dung ca ngợi triều Trưng Vương và đức hạnh, tài sắc vẹn toàn của nữ tướng Bát Nàn.

Nhà Trung tế được xây dựng theo kiểu nhà phương đình, kiến trúc “chồng diêm cổ các”


 Toàn bộ vật liệu xây dựng đều bằng đá như hệ thống cột đá, xà đá, kèo đá… Các cột, kèo được chạm khắc rất tinh xảo, trong đó 4 cột cái chạm tứ linh, 12 cột quân chạm long vân, 8 xà chạm “Tùng - Cúc - Trúc - Mai” đan xen “Long - Lân - Quy - Phượng”, sườn cột và 8 kèo đá chạm điểm băng hoa dây và chữ triện.


Hậu cung được kiến trúc bằng gỗ tứ thiết, gồm 3 gian. Gian giữa đặt một ban thờ, trên có ngai và tượng thờ Bát Nàn tướng quân Vũ Thị Thục, xung quanh thờ các tướng sĩ của Mẫu. Gian bên trái thờ thân phụ, gian bên phải thờ thân mẫu của Mẫu. Tương truyền đây còn là nơi đặt phần mộ của Mẫu.

Điền Tiên La – Nơi bảo tồn, thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt - Ảnh 10.

Ngoài thờ Mẫu chính là Mẫu Bát Nàn tướng quân, Đền còn thờ các Mẫu trong Tứ phủ - Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên (Mẫu cai quản miền trời, áo đỏ), Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên (Mẫu cai quản miền đất, áo vàng), Mẫu Đệ Tam Thoải Tiên (mẫu cai quản miền nước, áo trắng), Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên (Mẫu cai quản miền rừng núi, áo xanh).

Điền Tiên La – Nơi bảo tồn, thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt - Ảnh 11.

Bên cạnh đó, Đền còn thờ các vị thần vốn là những nhân vật lịch sử, được thần linh hóa như Đức Thánh Trần – Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn có công 3 lần chống giặc Mông Nguyên xâm lược; Quan Hoàng Mười có công chống giặc Thanh (Trung Quốc); Quan Hoàng Bẩy có công phò vua an dân…

Điền Tiên La – Nơi bảo tồn, thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt - Ảnh 12.

Thực hành cơ bản của Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ ở đền Tiên La là nghi lễ lên đồng và lễ hội. Nghi lễ lên đồng thường được tổ chức vào dịp tháng 3 và tháng 8 âm lịch theo truyền thống “Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ”, hoặc vào “ngày tiệc” của các Thánh và ngày rằm, mồng một.

Điền Tiên La – Nơi bảo tồn, thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt - Ảnh 13.

Lễ hội Đền Tiên La được tổ chức với quy mô lớn từ ngày 10-20/3 âm lịch hàng năm, chính hội là ngày 17/3 – ngày mất của Mẫu Bát Nàn tướng quân Vũ Thị Thục. Bao gồm các nghi thức, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn như: rước kiệu, rước nước, đánh đáo, thổi sáo trúc, chọi gà, đấu vật, múa rồng, múa sư tử, biểu diễn chèo, chầu văn.

Trường Hùng