Độc đáo nghi thức kén “Cô Tướng” trong Lễ hội Gióng

1 trong số 28 "Cô Tướng" tại Lễ hội Gióng Phù Đổng 2022.

1 trong số 28 "Cô Tướng" tại Lễ hội Gióng Phù Đổng 2022.

“Cô Tướng” là một hình ảnh ước lệ vào vai phản diện tượng trưng cho người đứng đầu đạo quân xâm lược trong Lễ hội Gióng - Đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Lễ hội Gióng đã được xếp hạng Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Độc đáo hình ảnh “Cô Tướng” trong Lễ hội Gióng Phù Đổng 2022 - Ảnh 1.

Sau 3 năm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, từ ngày 4 - 10/5/2022 (tức ngày 4 - 10/4 âm lịch), Lễ hội Gióng, Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được tổ chức trở lại.

Độc đáo hình ảnh “Cô Tướng” trong Lễ hội Gióng Phù Đổng 2022 - Ảnh 2.

Phần kén Tướng của Lễ hội Gióng là một hoạt động độc đáo, đặc sắc có một không hai trong các lễ hội ở Việt Nam.

Độc đáo hình ảnh “Cô Tướng” trong Lễ hội Gióng Phù Đổng 2022 - Ảnh 3.

Lễ hội có 28 Cô Tướng vào vai phản diện, tượng trưng cho 28 đạo quân giặc xâm lược vào thời của Thánh Gióng, Vua Hùng thứ 6. Trong đó có một Cô Tướng Đốc Chánh Soái (tướng cầm đầu) và Cô Tướng Ngựa Phó Soái (trực tiếp chỉ huy quân sự).

Độc đáo hình ảnh “Cô Tướng” trong Lễ hội Gióng Phù Đổng 2022 - Ảnh 4.

Các Cô Tướng này được các bậc cao niên trong làng lựa chọn từ những bé gái có độ tuổi từ 10 - 13. Yêu cầu để được tham gia phải một trẻ ngoan ngoãn, lễ phép, học hành chăm chỉ.

Độc đáo hình ảnh “Cô Tướng” trong Lễ hội Gióng Phù Đổng 2022 - Ảnh 5.

Việc lựa chọn Cô Tướng được bắt đầu từ tháng 3 âm lịch. Vào mùng 1/4 âm lịch, các Cô Tướng được nhận các đạo cụ (áo, mũ, hài, quạt, trống, lọng, kiệu, binh khí - tay thước, roi rồng...) mang về nhà tập luyện (tập lễ, đi đứng) và bày biện trang nghiêm trong không gian thờ cúng của gia đình.

Độc đáo hình ảnh “Cô Tướng” trong Lễ hội Gióng Phù Đổng 2022 - Ảnh 6.

Trong khoảng thời gian này, các Cô Tướng sinh sống trong một không gian biệt lập (phòng riêng). Trường hợp nhà không có phòng riêng thì gia đình quây vải tách thành phòng cho Cô Tướng ở. Để đảm bảo sự trang nghiêm của nghi lễ, các Cô Tướng giao tiếp với bên ngoài thông qua người hầu, ăn những đồ ăn chay tịnh và không nói tục.

Độc đáo hình ảnh “Cô Tướng” trong Lễ hội Gióng Phù Đổng 2022 - Ảnh 7.

Từ ngày nhận đồ lễ cho tới ngày lễ tạ (tức ngày10 /4 âm lịch), tất cả các gia nhân phục vụ Cô Tướng cũng là tượng trưng cho bính lính của từng đạo quân xâm lược, đồng thời chính là những người phục vụ khiêng kiệu, che lọng, dẹp đường cho Cô Tướng khi hành hội - được mời cơm cùng gia đình Cô Tướng.

Độc đáo hình ảnh “Cô Tướng” trong Lễ hội Gióng Phù Đổng 2022 - Ảnh 8.

Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, Cô Tướng tới Đền Mẫu (thờ mẹ Thánh Gióng), Đền Thượng (thờ Thánh Gióng), Chùa Kiến Sơ (nơi Lý Công Uẩn từng tu tập và được Thánh Gióng báo mộng sẽ lên ngôi vua), Miếu Ban (nơi sinh Thánh Gióng) và các đình, chùa tại nơi các cô đang sinh sống để làm lễ vào những ngày mùng 1, mùng 6 và mùng 10/4 âm lịch.

Độc đáo hình ảnh “Cô Tướng” trong Lễ hội Gióng Phù Đổng 2022 - Ảnh 9.

Vào ngày mùng 8/4 âm lịch diễn ra lễ kén tướng – mô phỏng cuộc thi sắc đẹp để chọn ra chánh tướng, phó chánh tướng chỉ huy toàn bộ quân xâm lược. Các tướng xâm lược được chọn là nữ vì theo quan niệm âm dương. Khi âm dương hòa hợp thì cuộc chiến tranh kết thúc trong sự hòa bình.

Độc đáo hình ảnh “Cô Tướng” trong Lễ hội Gióng Phù Đổng 2022 - Ảnh 10.

Mặt khác, tướng nữ còn là "mỹ nhân kế" hòng qua mắt Thánh Gióng nhưng hoàn toàn thất bại trước sự tinh anh, tài thao lược và sự dũng mãnh của Ngài.

Độc đáo hình ảnh “Cô Tướng” trong Lễ hội Gióng Phù Đổng 2022 - Ảnh 11.

Cô Tướng lễ bái vọng trước Đền Thượng xin phép đóng vai phản diện trong lễ hội.

Độc đáo hình ảnh “Cô Tướng” trong Lễ hội Gióng Phù Đổng 2022 - Ảnh 12.

Cô Tướng trên đường dàn trận từ Giá Ngự đến Đền Mẫu - trước trận địa Soi Bia (một trong hai trận đánh giặc của Thánh Gióng).

Độc đáo hình ảnh “Cô Tướng” trong Lễ hội Gióng Phù Đổng 2022 - Ảnh 13.

Ngày mùng 9/4 âm lịch khi thua trận, các Cô Tướng đồng loạt vẫy cờ trắng đầu hàng. Kể từ đây, các Cô Tướng không được phép ngồi trên kiệu, mô phỏng sự thất bại của một cuộc xâm lược phi nghĩa và phải bỏ chạy. Khi chạy qua Đền Thượng, các Cô Tướng dừng lại lễ bái vọng Thánh Gióng, báo cáo vai diễn đã kết thúc và trở về nhà. Hôm sau, Cô Tướng và gia đình đi lễ tạ, giao trả các đạo cụ, trở về cuộc sống bình thường.

Độc đáo hình ảnh “Cô Tướng” trong Lễ hội Gióng Phù Đổng 2022 - Ảnh 14.

Ngoài những ý nghĩa về lịch sử - văn hóa nêu trên, khi mỗi bé gái được trải nghiệm đóng vai nhân vật Cô Tướng còn mang ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước và đức tính khiêm nhường trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Độc đáo hình ảnh “Cô Tướng” trong Lễ hội Gióng Phù Đổng 2022 - Ảnh 15.

Ngày mai, tức 9/4 âm lịch, kịch trường dân gian rộng lớn Hội Gióng đi đến phần hấp dẫn và đầy đủ nhất, mô tả cuộc giao tranh giữa Thánh Gióng và giặc Ân xâm lược với hàng ngàn vai diễn dân gian kéo dài trên 3 cây số. Phần thắng thuộc về dân tộc Việt Nam trước cuộc xâm lăng của quân thù.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn