Hòa Bình: Phụ nữ dân tộc Tày thu hoạch lúa nếp nương

02/11/2023 19:00
Phụ nữ dân tộc Tày thu hoạch lúa nếp nương trên non cao.

Phụ nữ dân tộc Tày thu hoạch lúa nếp nương trên non cao.

Lúa nếp nương từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Tày. Từ thứ sản vật này, người Tày có thể sáng chế ra vô số món ăn ngon điểm tô thêm kho tàng ẩm thực phong phú của dân tộc mình.

Do đặc thù sống trên vùng núi cao, với phương thức canh tác kết hợp giữa trên cạn, dưới nước, cùng với cấy lúa nước, lúa nếp nương được bà con dân tộc Tày ở huyện Đà Bắc (Hòa Bình) canh tác từ lâu đời.

Loại lúa này cũng đóng vai trò rất quan trọng đời sống văn hóa của đồng bào. Từ cây lúa nếp nương, người Tày có thể sáng tạo ra được nhiều món ăn ngon. Trong đó, cốm và xôi nếp nương là những món ăn làm nên nét văn hóa của người Tày.

Thân cây lúa nếp nương có khác hơn so với lúa nếp bình thường bởi vì thân cây to, cao, bông dài. Nếu như lúa nước mỗi năm cho thu hoạch 2 vụ thì lúa nương mỗi năm chỉ thu hoạch một vụ, thời điểm cấy lúa và thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9 âm lịch; thời gian, công việc thu hoạch kéo dài gấp 2 – 3 lần lúa nước, vất vả hơn bởi vì nếp nương nằm ở trên những đồi núi cao có độ dốc lớn, xa nhà.

Việc thu hoạch lúa nếp nương cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỳ công của những người phụ nữ dân tộc Tày. Theo đó, nếu lúa nước bà con dùng liềm khua theo chiều cong của liềm mỗi lần khua từ 15 đến 20 bông, nhưng lúa nương bà con phải dùng thép (vật dụng dùng để cắt lúa nếp của người Tày) hái ngắt từng bông.

Sau khi thu hoạch về, nếp nương được bà con bó thành từng bó nhỏ hoặc đem tuốt phơi tại gia đình, những bó lúa nhỏ sau khi phơi khô được bà con treo trên gác bếp với mục đích giữ được lâu dài sang vụ khác.

Bà Nông Thị Cấu (65 tuổi, trú tại xã Giáp Đắt, huyện Đà Bắc) cho biết: "Nếu như gạo nếp bình thường vốn hạt tròn, mập, còn nếp nương có 3 loại: vàng hạt dài, vàng đen hạt tròn có lông, vàng hạt nhỏ; mỗi loại đều có mùi thơm và độ dẻo khác nhau, sản phẩm nếp nương dùng để chế biến nhiều món ẩm thực như nấu cơm; Để gói bánh vào các dịp lễ, tết, đám cưới… như bánh chưng, bánh dày… và nấu rượu. Không những vậy, rơm nếp nương đem đốt thành tro lọc lấy nước để gói bánh do ăn rất ngon, dẻo và thơm".

Một số hình ảnh phụ nữ dân tộc Tày ở Đà Bắc thu hoạch lúa nếp nương:

Lúa nếp nương được đồng bào dân tộc Tày trồng trên núi cao. Người dân di chuyển men theo con đường mòn trên núi để đến được khu vực trồng lúa nếp nương. Do công việc yêu cầu độ tỉ mỉ cao nên những người phụ nữ dân tộc Tày ở Đà Bắc thường bắt đầu công việc từ sáng sớm.

Cùng phụ nữ dân tộc Tày ở Hòa Bình đi thu hoạch lúa nếp nương - Ảnh 4.

Lúa nếp nương được thu hoạch bằng cách dùng một loại công cụ tự chế bằng thép để ngắt từng bông lúa.

Lúa được gom thành từng bó và để tại ruộng để làm giảm bớt khối lượng trước khi được gùi xuống bản.

Thời điểm từ tháng 5 - 9 âm lịch hàng năm là thời điểm thuận lợi để thu hoạch lúa nếp nương.

Cùng phụ nữ dân tộc Tày ở Hòa Bình đi thu hoạch lúa nếp nương - Ảnh 10.

Do quãng đường di chuyển để thu hoạch lúa nương khá xa nên đồng bào dân tộc Tày thường lợp lán để nghỉ trưa ngay tại nương lúa.

Phụ nữ dân tộc Tày phấn khởi sau buổi thu hoạch lúa nếp nương.

Cùng phụ nữ dân tộc Tày ở Hòa Bình đi thu hoạch lúa nếp nương - Ảnh 13.

Lúa nếp nương được vận chuyển bằng gùi sau khi thu hoạch. Theo người dân chia sẻ, mỗi gùi lúa sẽ có khối lượng khoảng 30 - 40kg.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn