Hồi giáo ở Việt Nam gắn bó và đồng hành cùng dân tộc

Đời sống của phụ nữ và trẻ em đồng bào Chăm theo đạo Hồi ở nước ta ngày càng được nâng cao. Ảnh minh họa

Đời sống của phụ nữ và trẻ em đồng bào Chăm theo đạo Hồi ở nước ta ngày càng được nâng cao. Ảnh minh họa

Ở nước ta, cộng đồng cư dân Chăm theo Hồi giáo mang tính đặc thù rõ nét, được chia thành 2 dòng khác nhau. Người ta thường gọi là Chăm Islam và Chăm Bàni.

Việt Nam chủ yếu chỉ có người Chăm theo Hồi giáo. Vì vậy, Hồi giáo gắn bó với dân tộc Chăm, mà cư dân Chăm là một dân tộc có nền văn hóa đa dạng và phong phú; có truyền thống yêu nước, gắn kết với dân tộc và cách mạng, đã có nhiều đóng góp trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Là một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng bào Chăm Hồi giáo luôn phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống đoàn kết, yêu nước gắn bó với cộng đồng các dân tộc trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập dân tộc.

Hơn nữa, từ khi có Đảng, đồng bào Chăm Hồi giáo luôn đi theo và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, làm tốt nghĩa vụ công dân.

Thay đổi phù hợp với nền văn hóa bản địa

Khi vào Việt Nam, do tác động của bản sắc văn hóa dân tộc vùng Đông Nam Á, trong đó nền tín ngưỡng, tôn giáo bản địa cổ Bàlamôn chiếm địa vị chủ yếu, nên Hồi giáo ít nhiều bị "Chăm hóa".

Hồi giáo ở Việt Nam gắn bó và đồng hành cùng dân tộc - Ảnh 1.

Đồng bào Chăm bảo tồn và phát huy nghề truyền thống để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống

Hồi giáo ở nước ta hình thành hai dòng: Cộng đồng Hồi giáo tuân thủ tương đối giáo lý Hồi giáo nguyên thủy gọi là Chăm Islam, sống tập trung ở 12 tỉnh, thành phố: An Giang, TPHCM, Tây Ninh, Đồng Nai, Ninh Thuận, Kiên Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Long An, Bình Dương, Bình Phước và Thủ đô Hà Nội. Hai là cộng đồng theo Hồi giáo đã bị "Chăm hóa" gọi là Chăm Bàni, sống tập trung ở ba tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Phước.

Khác với khi du nhập vào các quốc gia khác như để chinh phục thế giới Ảrập và bành trướng thế lực, Hồi giáo chủ trương mở rộng "đất thánh" bằng các cuộc thánh chiến, với khẩu hiệu "Thanh gươm, vó ngựa, kinh Koran-Qur'an". Nhưng khi Hồi giáo truyền bá xuống phía Đông bị cản trở bởi đại dương nên không thể tiến hành thánh chiến mà các giáo sĩ truyền đạo thông qua thương thuyền theo con đường mậu dịch để truyền bá và phát triển Hồi giáo ở vùng này.

Chúng ta có thể khẳng định khi Hồi giáo truyền bá xuống phía Đông đã chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời của vùng Á Đông và tín ngưỡng cổ Bàlamôn với chế độ mẫu hệ, làm cho tính cách Hồi giáo phải biến đổi phù hợp với nền văn hóa bản địa.

Hồi giáo ở Việt Nam gắn bó và đồng hành cùng dân tộc - Ảnh 2.

Các tin đồ hồi giáo chuẩn bị những suất cơm để phát miễn phí cho người dân

Đồng bào Chăm Islam và Chăm Bàni có niềm tin tôn giáo sâu sắc vào Thượng đế Allah và Thiên kinh Qur'an, là nhu cầu đời sống tinh thần không thể thiếu, nó gắn chặt với yếu tố tôn giáo. Nó hoàn toàn khác với nhu cầu về vật chất trong đời sống xã hội. Nhưng niềm tin đó lại có sự khác nhau trong quá trình thực thi giáo luật Hồi giáo giữa hai dòng: Chăm Islam thực thi giáo luật Hồi giáo hầu như trọn vẹn mang tính chính thống, yếu tố tôn giáo sâu sắc hơn; Chăm Bàni thực hiện giáo luật mang tính tượng trưng, không thực hiện hết 5 điều sống đạo, chỉ thực hiện trong tháng Ramadan mà họ quen gọi là tháng "vào chùa'' của các vị chức sắc. Mặt khác, Chăm Bàni chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tôn giáo Bàlamôn và tín ngưỡng bản địa với chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng đa thần, có yếu tố dân tộc mang tính vượt trội.

Hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Chăm Hồi giáo nước ta ngày một nâng cao. Điều này là nhờ được Đảng và Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, chăm lo đến đời sống của người dân nói chung và đồng bào Chăm theo đạo Hồi nói riêng.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.