Hồn dân tộc qua ca dao, tục ngữ: Lời ca hun đúc ý chí, nghị lực con người

27/10/2021 15:17
Ảnh minh họa: ST

Ảnh minh họa: ST

Từ xưa, ông cha ta đã cho rằng việc học tập và rèn luyện nhân cách con người là vô cùng quan trọng, cần thiết. Điều này được thể hiện qua rất nhiều câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao với ý nghĩa răn dạy sâu sắc.

Tục ngữ có câu Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi. Với lời lẽ ngắn gọn, câu tục ngữ đã đưa ra lời khuyên rất rõ ràng về việc rèn luyện đức tính kiên trì, ý chí, nghị lực để vươn lên trong cuộc sống. Cụ thể ở đây là phương pháp để trở thành một người "tài", người "giỏi". Muốn được như vậy, con đường thực tế nhất là "luyện" và "miệt mài".

Cha ông ta khẳng định: Không có thành công nào đến một cách dễ dàng cả, nếu như bản thân chúng ta không chịu khó rèn luyện và chăm chỉ học hỏi. Sự kiên trì, siêng năng là chìa khóa của cánh cửa thành công.

Còn câu tục ngữ Học ăn học nói, học gói học mở là lời răn dạy của cha mẹ đối với con cái trong gia đình, dòng tộc. Ăn thế nào cho có văn hóa? Nói thế nào cho lễ phép, lịch thiệp? Gói, mở thế nào cho đẹp về hình thức, có ý nghĩa về nội dung? Đó chính là nề nếp gia phong của gia đình, dòng tộc, có ảnh hưởng lớn đến xã hội.

Những việc như thế tưởng đơn giản, nhỏ nhặt nhưng lại vô cùng quan trọng vì nó thể hiện phẩm chất, nhân cách của mỗi cá nhân với người xung quanh. Trong văn hóa của người Việt thì bữa ăn có những quy tắc riêng của gia đình, hay theo vùng miền. Cách ăn uống còn là khía cạnh để người khác nhìn nhận và đánh giá về tính nết của con người.

Hồn dân tộc qua những câu ca dao, tục ngữ khuyên học tập và rèn luyện - Ảnh 1.

Các tân cử nhân rạng ngời trong lễ tốt nghiệp

Trong ca dao thì có câu Học là học để làm người/ Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi. Câu ca dao khẳng định mục đích cụ thể, thiết thực nhất của việc học tập đối với mỗi con người là "học để làm người". Có thể hiểu, đó là cách tu dưỡng đạo đức, phẩm chất tốt đẹp, luôn hướng thiện. "Biết điều hơn thiệt" là biết cư xử sao cho đúng mực, "lời thị phi" là những lời không hay, là điều xấu, không phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Như vậy có thể thấy, người xưa khuyên chúng ta hãy không ngừng tự hoàn thiện bản thân, tu tâm dưỡng tính, biết lắng nghe, thấu hiểu và tiếp thu một cách có chọn lọc. Làm người ngay thẳng, không phải gió chiều nào xoay chiều ấy, không biết phân biệt đúng sai, tốt xấu. Hành trình làm người tốt thật không đơn giản, cho nên mỗi người cần phải không ngừng học.

Ngọc kia chẳng giũa chẳng màiCũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi-lời ca dao mượn hình ảnh viên ngọc để ẩn dụ cho con người. Ngọc là đồ trang sức rất quý giá, đẹp long lanh khiến ai cũng trầm trồ và ước muốn sở hữu. Tuy nhiên, để có được viên ngọc đẹp, tinh xảo thì từ những viên đá thô sơ, bình thường, người thợ đã bỏ bao nhiêu công đục đẽo, gọt giũa công phu từng li từng tí mới tạo nên được một sản phẩm tinh xảo, có giá trị. Nếu như không có sự mài giũa công phu, không phải do bàn tay khéo léo của người thợ thì viên ngọc đó sẽ không sáng chói, rực rỡ.

Mỗi con người cũng như ngọc vậy, cần phải thường xuyên học hỏi, tự rèn luyện để hoàn thiện bản thân mình mới mong có được kiến thức, kinh nghiệm và vốn sống quý báu để thành công hơn. Bởi có tài năng mà lười biếng, không biết phát huy đúng thời điểm thì cũng phí hoài mà thôi.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Phụ nữ là để yêu thương

Phụ nữ là để yêu thương

Không phải vì mùng 8/3 sắp đến mà bài viết này ra đời đâu. Vì Phụ Nữ Là Để Yêu Thương không phải và không thể chỉ là câu để nói mỗi dịp 8/3 hay 20/10. Tôi muốn chính chị em phải nhớ nằm lòng 6 chữ này và sử dụng nó.