Hồn dân tộc qua làn điệu dân ca: Nhớ tiếng vượn hú -"hạt ngọc" của người Khmer Nam bộ

12/05/2022 10:02
Phụ nữ Khmer biểu diễn điệu múa truyền thống. Ảnh minh họa

Phụ nữ Khmer biểu diễn điệu múa truyền thống. Ảnh minh họa

Người Khmer Nam bộ có những làn điệu dân ca như thể những "hạt ngọc" xinh xắn trong nền âm nhạc cổ truyền. “Nhớ tiếng vượn hú” là một trong những hạt ngọc như thế.

Người Khmer sinh sống ở nhiều địa phương trên hầu khắp Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một trong những cộng đồng thiểu số có sự đa dạng về bề dày văn hóa ở nước ta. Người Khmer nổi bật với các mảng như âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, điêu khắc, văn học dân gian với lịch sử gần 2.000 năm.

Về âm nhạc dân gian, ngoài những điệu hát kèm với vũ đạo trong sân khấu Dù Kê thì những làm điệu dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu của cộng đồng người Khmer khu vực Đồng bằng song Cửa Long.

Là cộng đồng gắn bó lâu đời với miền sông nước trù phú, người Khmer có đời sống tinh thần rất lạc quan. Những người trẻ ở Trà Vinh tâm sự rằng họ vẫn hát những bài dân ca trong khi ra đồng cấy lúa hay chăn trâu, cắt cỏ. Cảnh nam nữ hát đối đáp trong lễ cưới hay những nơi sông nước khoáng đạt như ở Trà Vinh hay Sóc Trăng... là hình ảnh dễ dàng bắt gặp. Điều đó cho thấy sức sống của dân ca vẫn rất mãnh liệt trong đời sống cộng đồng người Khner ở Nam bộ.

Bản ký âm Nhớ tiếng vượn hú của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hoa

Bản ký âm "Nhớ tiếng vượn hú" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hoa

Sinh thời, nhạc sĩ Nguyễn Văn Hoa (1937 – 2015) đã dành 30 năm trong cuộc đời để đi khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sưu tầm các làn điệu dân ca Khmer, sau đó cho ra đời tập sách 100 làn điệu dân ca Khner Nam bộ. Sách là một tài liệu hiếm về dân ca Khmer có sự góp mặt làn điệu dân ca của hầu khắp các khu vực sinh sống của người Khmer từ Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu cho tới An Giang, Kiên Giang… Qua công trình sưu tầm có thể nhận thấy các chủ đề chính của dân ca Khmer thường là những làn điệu hát ru, hát chèo thuyền, hò, hát đám cưới và đáng chú ý hơn cả vẫn là những tình khúc.

Trong số những điệu dân ca về tình yêu lứa đôi được Nguyễn Văn Hoa sưu tầm có bài Nhớ tiếng vượn hú (Boong xronoh tôch dum) với những ý tứ độc đáo. Hình ảnh tiếng vượn hú thực sự rất hiếm gặp trong loại hình dân ca:

Anh nhớ tiếng vượn hú/ Trên đỉnh núi Chi-xô/ Anh nhớ lời than thở/ Còn bên nhánh cây đa/ Anh nhớ từng tiếng ve/ Rên rỉ trên đỉnh tháp/ Đỉnh Peachel đó/ Tiếng vượn hú thật buồn/ Anh nhớ em vô cùng/ Tiếng vượn hú đó đây/ Như lời em bên tai/ Ôi, sao mà văng vẳng…

Bài dân ca như một áng thơ tình tuyệt đẹp. Không gian thật lãng mạn và cũng gợi những nét hoang sơ và thơ mộng. Người trai nhớ đến bạn gái nhưng lại gửi gắm trong bóng dáng tiếng vượn hú. Ngọn núi Chê–xô, một địa danh phiếm chỉ là nơi vượn cư ngụ cũng là miền người trai gửi gắm niềm hoài nhớ.

Thì ra tiếng vượn hú và ngọn núi kia chỉ là cái cớ để người trai diễn ngôn cho niềm mong nhớ khó nói thành lời vì anh còn bảo rằng đang nhớ "lời than thở còn bên nhành cây đa". Nhớ cả tiếng ve trên chóp tháp. Tiếng vượn hú lại là cái cớ khác để người con trai trải ra nỗi buồn phiền như chiếc cầu để nói ra điều khó nói: Anh nhớ em vô cùng.

Múa dân gian Khmer

Múa dân gian Khmer

Tiếng vượn hú đó đây/ Như lời em thủ thỉ

Lúc này thì một người hồn nhiên nhất cũng chẳng ai trách móc chuyện người trai ví von tiếng vượn hú như lời thủ thỉ của người tình. Đó kỳ thực là một sự ví von dễ thương.

Có người cho rằng những bài dân ca như nhạc thị trường của người xưa - dễ sáng tác, dễ hát và đôi khi là dễ dãi. Nhưng rồi qua năm tháng, những gì tinh túy nhất sẽ còn lại trong tâm khảm người yêu nhạc như những hạt ngọc xinh xắn. Và Nhớ tiếng vượn hú cũng là một hạt ngọc xinh xắn như thế.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Phụ nữ là để yêu thương

Phụ nữ là để yêu thương

Không phải vì mùng 8/3 sắp đến mà bài viết này ra đời đâu. Vì Phụ Nữ Là Để Yêu Thương không phải và không thể chỉ là câu để nói mỗi dịp 8/3 hay 20/10. Tôi muốn chính chị em phải nhớ nằm lòng 6 chữ này và sử dụng nó.