Sau một đêm mưa to gió lớn, sáng hôm sau một phụ nữ ở Phù Đổng có ra thăm vườn cà, khi thấy vết chân khổng lồ trong vườn, người phụ nữ này đã tò mò ướm thử. Kỳ lạ thay, sau đó người phụ nữ bỗng nhiên thụ thai, sinh ra một cậu bé nhưng suốt 3 năm không nói, không cười, đặt đâu nằm đấy.

Sau một đêm mưa to gió lớn, sáng hôm sau một phụ nữ ở Phù Đổng có ra thăm vườn cà, khi thấy vết chân khổng lồ trong vườn, người phụ nữ này đã tò mò ướm thử. Kỳ lạ thay, sau đó người phụ nữ bỗng nhiên thụ thai, sinh ra một cậu bé nhưng suốt 3 năm không nói, không cười, đặt đâu nằm đấy. 

Tuy nhiên trước cảnh đất nước bị giặc Ân xâm lược, cậu bé này đã vươn vai đứng dậy đánh đuổi quân thù và trở thành anh hùng dân tộc - Thánh Gióng, một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt.

Truyền thuyết kể rằng vào thời Hùng Vương thứ sáu, tại Kẻ Đổng (ngày nay là xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội), có hai vợ chồng chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức, hai ông bà ao ước có một đứa con. Sau một đêm mưa to gió lớn, sấm chớp ầm ầm, sáng hôm sau người vợ ra thăm vườn cà xem có hư hại gì không thì thấy một vết chân khổng lồ. Ướm thử chân vào vết chân này, bà bỗng nhiên thụ thai. Trong ảnh là di tích Cố Viên tương truyền là nơi diễn ra câu chuyện trên - nằm ở cánh đồng bãi, gần dòng sông Đuống, cách Đền Hạ 500m về phía Đông. 


Sau sinh, bà một mình vất vả nuôi con, không ai trông nom, giúp đỡ, gạo không có ăn. May thay trời phú cho cua cá đầy ao, chỉ sẵn vớt lên mà nấu ăn cho qua ngày. Nhưng đã 3 năm đằng đẵng trôi qua, cậu bé chẳng biết nói cười, hàng ngày chỉ nằm trên thúng treo trên gióng tre, do vậy mọi người gọi cậu là Gióng. Bà vô cùng buồn phiền lo lắng. Trong ảnh là gò đất nổi lên giữa ao ở khu vực Trại Nòn, tương truyền đây là nơi sinh Thánh Gióng. Mẹ Thánh Gióng dùng liềm đá cắt dây rốn cho Ngài, dùng chậu đá tắm cho Ngài, sập đá là nơi Ngài nằm.

Uớm thử chân vào vết chân khổng lồ, người phụ nữ đứng tuổi thụ thai và sinh ra anh hùng dân tộc - Ảnh 4.

Thời điểm này, giặc Ân tiến hành xâm lược ta. Nhà vua đã cử nhiều người đi dẹp giặc nhưng không thành. Trước tình thế nguy cấp, nhà vua cho sứ giả đi rao mõ ở khắp mọi nơi để tìm người hiền tài đứng ra cứu nước. Khi đến địa phận làng Phù Đổng, nghe tiếng mõ rao, cậu bé Gióng liền ngồi bật dậy nói với mẹ ra mời sứ giả vào nhà. Trong ảnh là Miếu Ban ở khu vực Trại Nòn, nằm ở phía trước ao có gò đất kể trên. Miếu thờ mẹ Thánh Gióng.

Huyền tích về Thánh Mẫu bảo vương – thân mẫu của Thánh Gióng - Ảnh 5.

Sứ giả đến, cậu bé nói với sứ giả rằng: “Ngươi hãy về tâu với nhà vua sắm cho ta ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt… ta sẽ đánh tan quân giặc”. Từ đó cậu bé ăn rất khỏe, nhà có bao nhiêu cũng không đủ ăn, dân làng người góp gạo, người góp cà cho cậu bé ăn. Trong ảnh là tác phẩm điêu khắc trên nhà Phương Đình, Đền Thượng - còn gọi là Đền Phù Đổng, miêu tả những sinh hoạt cổ xưa, người thổi ống xì đồng, chăn trâu...".

Khi nhà vua cho người đem ngựa sắt tới, bé Gióng ăn “Bảy nong cơm, ba nong cà/Uống một hơi nước, cạn đà khúc sông”, rồi vươn vai trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Gióng vỗ tay lên mình ngựa, ngựa hét ra lửa rồi phi thẳng ra trận tiền ở vùng núi Châu Sơn - Vũ Ninh (thuộc vùng Bắc Ninh ngày nay) đánh quân giặc tan tác. Trong ảnh là ngựa sắt, áo giáp sát, giày sắt, roi sắt tại Đền Thượng.

Huyền tích về Thánh Mẫu bảo vương – thân mẫu của Thánh Gióng - Ảnh 7.

Giặc tan, Gióng lên núi Sóc Sơn quay đầu về lạy mẹ rồi cả người và người từ từ bay lên trời. Ghi nhớ công ơn này, nhà vua đã cho lập đền thờ tại quê nhà và phong cho Thánh Gióng là “Phù Đổng Thiên Vương”, phong cho mẹ Thánh Gióng là “Thánh mẫu bảo vương”. Trong ảnh là tượng thờ Thánh Gióng và các sắc phong các đời vua cho Ngài tại Đền Thượng.

Tương truyền Đền Thượng (Đền Phù Đổng) được đặt trên nền cũ của đền thờ mẹ Thánh Gióng. Đền được đặt trên một nền đất cao, theo phong thủy đó là trán của một con rồng, hai bên có hai mắt rồng (giếng) nước trong mát, quanh năm không cạn, phía trước đền là một hồ rộng, hình bán nguyệt, dùng để múa rối nước hàng năm vào ngày Hội Gióng (từ 7-9/4 âm lịch).


Uớm thử chân vào vết chân khổng lồ, người phụ nữ đứng tuổi thụ thai và sinh ra anh hùng dân tộc - Ảnh 9.

Thời điểm ban đầu, mẹ của Thánh Gióng được thờ chung với ngài tại Đền Thượng. Đến cuối thế kỷ thứ XVII, bà được nhân dân lập đền thờ riêng tại điểm gần chùa Tập Phúc. Nay được gọi là Đền Mẫu (Đền thờ mẹ Thánh Gióng, còn gọi là Đền Hạ), nằm ở phía Đông Đền Thượng, cách khoảng 500m, có diện tích khoảng 28.956,2m2. Trong ảnh là Đền Mẫu, thờ mẹ Thánh Gióng.

Uớm thử chân vào vết chân khổng lồ, người phụ nữ đứng tuổi thụ thai và sinh ra anh hùng dân tộc - Ảnh 10.

Tại Đền Mẫu, từ sau khi được xây dựng đến nay, cứ đến ngày 21/2 âm lịch hàng năm là có một số cụ trong Ban Khánh tiết, Đền Thượng, mặc trang phục khăn áo chỉnh tề đi xuống cố trạch làm lễ rước Thánh Mẫu về Đền Hạ thờ tự. Nghi lễ này được gọi là lễ “phụng nghênh”. Trong ảnh là bà Đặng Thị Thuấn, người trông nom Đền Mẫu.

Uớm thử chân vào vết chân khổng lồ, người phụ nữ đứng tuổi thụ thai và sinh ra anh hùng dân tộc - Ảnh 11.

Kể từ năm 1986 trở lại đây, các cụ bà và các chùa tổ chức rước kiệu thánh, kiệu hoa, kiệu cỗ, kiệu bát cống… trở thành lễ hội “Phụng nghênh”, thu hút hàng trăm người tham gia. Trong ảnh là kiệu thờ tại Đền Mẫu.

Huyền tích về Thánh Mẫu bảo vương – thân mẫu của Thánh Gióng - Ảnh 14.

Tưởng nhớ công lao của bà đối với dân tộc, vào những ngày lễ, ngày Tết và cả ngày thường quanh năm, người dân thập phương thường đến thắp hương, lễ bái.

Uớm thử chân vào vết chân khổng lồ, người phụ nữ đứng tuổi thụ thai và sinh ra anh hùng dân tộc - Ảnh 12.

Nhận định về bà, các nhà học giả địa phương viết: “Một người mẹ, khi ăn, khi ở, khi nuôi nấng con, tất cả chỉ có một mình, vất vả lắm, gian nan lắm. Nhưng khi đất nước có giặc thì sẵn sàng hiến con cho nước. Đây là một điểm sáng phẩm hạnh của người mẹ Việt Nam – hy sinh tất cả cho con, rồi lại hy sinh tất cả cho nước, thật xứng đáng là “bà mẹ Việt Nam anh hùng” đầu tiên như ngày nay nhà nước ta vinh danh và phong tặng”. Trong ảnh là mũ áo thờ trên ngai - tượng trưng cho Thánh Mẫu - mẹ Thánh Gióng trong hậu cung Đền Mẫu".

 Thực hiện: Trường Hùng