Khích lệ hội viên phát biểu trong sinh hoạt Hội vùng dân tộc thiểu số

06/04/2023 16:39
Chị Nguyễn Thị Chi

Chị Nguyễn Thị Chi

Với vai trò là Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Tao Kó (xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai), chị Nguyễn Thị Chi xác định rõ, việc đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt, phát huy quyền làm chủ của hội viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm củng cố và xây dựng tổ chức Hội cơ sở vững mạnh.

Thực hiện nề nếp sinh hoạt Chi hội, chị Chi tổ chức sinh hoạt Chi hội theo 5 bước: chào hỏi điểm danh, ổn định tổ chức; ôn lại nội dung sinh hoạt kỳ trước, giới thiệu nội dung sinh hoạt kỳ này; thảo luận nhằm phát huy tinh thần dân chủ của hội viên phụ nữ; biểu dương gương điển hình; kết thúc buổi sinh hoạt. 

Để tạo sự hấp dẫn cho buổi sinh hoạt, chị Nguyễn Thị Chi áp dụng nhiều hình thức ở mỗi kỳ sinh hoạt như hái hoa dân chủ, giao lưu văn nghệ… 

Thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ, hội viên được khích lệ tham gia phát biểu, bày tỏ suy nghĩ, đề xuất, mong muốn của bản thân. Nhờ đó, hội viên vừa rèn luyện được kĩ năng nói trước đám đông, vừa phát huy tinh thần dân chủ.

Việc đảm bảo chất lượng sinh hoạt tại Chi hội đã tác động tích cực tới việc thu hút hội viên. Đến nay, Chi hội phụ nữ thôn Tao Kó thu hút được 177 hội viên trong số 250 phụ nữ trong thôn, đạt tỷ lệ 70,8%. 

Khích lệ hội viên phát biểu trong sinh hoạt Hội vùng dân tộc thiểu số
 - Ảnh 1.

"Trong nhiều năm qua, hội viên của Chi hội phụ nữ thôn Tao Kó đã nhận thức được việc xây dựng và sử dụng quỹ hội là trách nhiệm, quyền lợi của mỗi hội viên", chị Nguyễn Thị Chi cho biết.

Trong đó, hội viên dân tộc thiểu số là 156 người. Chi hội hiện có 27 hội viên nòng cốt trong các phong trào xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, phòng, chống tệ nạn xã hội và các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đền ơn, đáp nghĩa của thôn. 

Các mô hình như: "Tổ tiết kiệm vay vốn", Câu lạc bộ "nhà sạch vườn đẹp", "Nhóm phụ nữ tiết kiệm mua bảo hiểm y tế vì sức khoẻ gia đình", "Làng phụ nữ kiểu mẫu"… được duy trì hiệu quả. Bên cạnh việc thúc đẩy hội viên phát huy quyền làm chủ (trong gia đình, cộng đồng, xã hội và tại Chi hội), chị Nguyễn Thị Chi còn chú trọng tuyên truyền, vận động hội viên quan tâm giúp đỡ phụ nữ nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong thôn.

"Muốn hội viên tin tưởng và nghe theo mình thì bản thân Chi hội trưởng phải công khai, minh bạch, hết lòng vì sự phát triển, tiến bộ của chị em. Vì thế, tôi luôn cố gắng rõ ràng trong việc quản lý chi tiêu, đảm bảo sử dụng nguồn quỹ Hội đúng mục đích, rõ ràng, minh bạch. 

Trong nhiều năm qua, hội viên của Chi hội phụ nữ thôn Tao Kó đã nhận thức được việc xây dựng và sử dụng quỹ hội là trách nhiệm, quyền lợi của mỗi hội viên", chị Nguyễn Thị Chi cho biết.

Trong thời gian tới, để tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt Hội, phát huy quyền làm chủ của hội viên, Chi hội phụ nữ thôn Tao Kó sẽ thực hiện 5 giải pháp chính: Tiếp tục tuyên truyền thay đổi nhận thức của hội viên, phụ nữ nhằm tạo sự thay đổi nhận thức về vị trí, vai trò của người phụ nữ trong thời kỳ mới; nắm chắc tình hình, diễn biến tư tưởng, kết quả thực hiện nhiệm vụ của hội viên; phát huy quyền làm chủ của hội viên; đa dạng hình thức sinh hoạt để thu hút hội viên và phát huy vai trò của hội viên trong sinh hoạt chi hội; tuyên dương, khích lệ kịp thời hội viên tiêu biểu.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.