Lan tỏa những giá trị tốt đẹp của Đạo hiếu tại Giao lưu nghệ thuật Vu Lan - Đạo hiếu và Dân tộc năm 2023

23/06/2023 13:23
Thông tin về chương trình “Giao lưu Nghệ thuật Vu lan- Đạo hiếu & Dân tộc năm 2023” tại cuộc họp báo

Thông tin về chương trình “Giao lưu Nghệ thuật Vu lan- Đạo hiếu & Dân tộc năm 2023” tại cuộc họp báo

Sau 3 năm gián đoạn vì dịch Covid-19, chương trình “Giao lưu Nghệ thuật Vu lan - Đạo hiếu & Dân tộc năm 2023” sẽ được tái khởi động và tổ chức vào ngày 26/8/2023 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Sáng 23/6, Ban Thông tin truyền thông TƯ - Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Phật học đã tổ chức họp báo Chương trình Giao lưu Nghệ thuật Vu lan- Đạo hiếu & Dân tộc- năm 2023. Phát biểu tại buổi họp báo, hoà thượng Thích Gia Quang, Phó chủ tịch Hội đồng trị sự, Trưởng ban thông tin truyền thông TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trưởng ban tổ chức chương trình cho biết: Đạo hiếu là một trong những giá trị truyền thống cốt lõi và rất quan trọng trong văn hoá Việt Nam, khuyến khích con cái tôn trọng và chăm sóc cha mẹ, cũng như những người già trong gia đình. Báo hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ là nét đẹp văn hoá của người Việt từ bao đời nay. Với lễ Vu Lan, Phật giáo đã làm cho truyền thống đó trở nên sâu sắc hơn, nhân văn hơn, Chương trình "Vu Lan- Đạo hiếu & Dân tộc" nhằm mục đích gắn kết gia đình, tôn vinh lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, là dịp để tưởng nhớ, tri ân các Anh hùng liệt sĩ, các bậc tiền bối có công với đạo pháp và dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử.

Lan toả những giá trị tốt đẹp của Đạo hiếu tại Giao lưu nghệ thuật Vu Lan- Đạo hiếu và Dân tộc năm 2023 - Ảnh 1.

Quang cảnh buổi họp báo chương trình “Giao lưu Nghệ thuật Vu lan- Đạo hiếu & Dân tộc năm 2023”

Nói về chương trình "Giao lưu Nghệ thuật Vu lan- Đạo hiếu & Dân tộc năm 2023", Hoà thượng Thích Gia Quang nhấn mạnh: Với những điểm nhấn đặc biệt về mặt nghệ thuật, Chương trình như một hồi chuông vang vọng, thức tỉnh chúng ta trở về thực tại để lắng nghe, để thấu hiểu, cảm nhận về ngọn nguồn yêu thương của các đấng sinh thành, rộng hơn là ơn về cội nguồn dân tộc về trách nhiệ và nghĩa vụ với giang sơn đất nước.

"Tấm lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ, cha chỉ có những ai đã làm mẹ, làm cha mới thấu hiểu một cách trọn vẹn nỗi đắng cay cơ cực và nỗi thống khổ trong đoạn đường trường. Bởi thế mới có câu ca dao rằng: "Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/Một lòng thờ mẹ, kính cha/Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con" hay "Ân cha lành cao như non Thái/Nghĩa mẹ hiền sâu tựa biển khơi/Dẫu cho dâng hết một đời/Cũng không trả hết ơn người sinh ta". Chương trình gửi gắm thông điệp: "Chúng ta được sinh ra trên cõi đời này đã là một ân đức rất lớn của cuộc đời, hãy sống với lòng biết ơn và sống trọn đạo hiếu làm con để cuộc sống thêm tốt đẹp hơn". Thật hạnh phúc và an lòng biết bao khi được phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, được đền đáp công ơn cha mẹ đã nuôi dưỡng. Không chỉ là cách biết ơn những bậc sinh thành mà còn giáo dục tình yêu thương đất nước, tinh thần tôn sư trọng đạo, yêu thương đồng bào, là nền tảng nuôi dưỡng ta trở thành những con người có giá trị, có phẩm cách, đạo đức và trí tuệ, sống trọn vẹn với đạo hiếu hạnh, đạo làm người", hoà thượng Thích Gia Quang cho biết.

Chia sẻ về mặt nghệ thuật của Chương trình, Hoà thượng Thích Gia Quang cho biết, chương trình được dàn dụng công phu từ phần nội dung, âm thanh, ánh sáng, được thiết kế chuyên nghiệp, hoành tráng, trang nghiêm và thanh tịnh, giàu ý nghĩa. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên các kênh sóng của Đài Truyền hình Quốc gia và các kênh trực tuyến. Chương trình có sự góp mặt của những sĩ tên tuổi, như: Ca sỹ Trọng Tấn, Thanh Lam, Anh Thơ, Tân Nhàn, Đặng Hồng Nhung… với những ca khúc giàu tính nhân văn về tình yêu thương và lòng nhân ái, công dưỡng dục sinh thành, tình yêu quê hương- đất nước, ơn quốc gia nghĩa đồng bào.

Đặc biệt, trong khuôn khổ Chương trình, Ban tổ chức sẽ dành kinh phí tặng quà và sổ tiết kiệm, cho một số Mẹ Việt Nam Anh hùng, người già neo đơn không nơi nương tựa và những mảnh đời đang gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.