Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Chùa Bà là nơi thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, theo truyền thuyết là người có công cứu vớt thuyền bè mắc cạn nơi vùng cảng thị Nước Mặn thuở xưa.

Chùa Bà là nơi thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, theo truyền thuyết là người có công cứu vớt thuyền bè mắc cạn nơi vùng cảng thị Nước Mặn thuở xưa.

“Tháng Giêng xem hội chùa Ông/Mà lòng nhấc nhổm chờ mong hội Bà/Ai đi buôn bán nơi xa/Lo về kịp hội quê nhà thường niên”. Hội Bà chính là Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn lưu truyền từ thuở cảng thị Nước Mặn còn phồn vinh đến giờ.

Ngày 4/8/2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du Lịch Nguyễn Văn Hùng đã ban hành quyết định số 1839/QĐ-BVHTTDL công nhận Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn (xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo sử sách ghi lại, cách đây hơn 400 năm, vào khoảng năm 1610, khu vực thôn An Hòa (xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) là cảng thị Nước Mặn nổi tiếng sầm uất.

Kể từ khi cảng thị bước vào thời phồn vinh, người Hoa từ Quảng Đông, Phúc Kiến dong thuyền sang xin chúa Nguyễn nhập cư mở phố buôn bán cùng người Việt, lập chùa Ông và chùa Bà ở thôn An Hòa để thờ cúng. Chùa Bà là nơi thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, theo truyền thuyết là người có công cứu vớt thuyền bè mắc cạn nơi vùng cảng thị Nước Mặn thuở xưa.

Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh 2.

Đông đảo người dân và du khách đến chùa Bà cúng bái dịp Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn.

Cũng từ đây, Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn được tổ chức ở chùa Bà và duy trì cho đến ngày nay. Đây là một trong những lễ hội dân gian truyền thống có quy mô lớn và ra đời sớm ở tỉnh Bình Định. Hằng năm, lễ hội được tổ chức trong 3 ngày, gồm: ngày cuối tháng giêng và 2 ngày đầu tháng 2 âm lịch.

Lễ hội diễn ra với nhiều nghi lễ mang tính đặc trưng vùng cảng thị Nước Mặn xưa như: lễ tế Thiên hậu Thánh Mẫu, Thần Hoàng làng, bà Thai sinh (bà mụ)… là những vị phù hộ cho người đi biển, buôn bán, che chở cho đời sống tinh thần, vật chất của người dân, bảo hộ cho việc sinh sản mẹ tròn con vuông; lễ rước các biểu trưng ngư, tiều, canh, mục với những hình tượng như: kẻ đốn cây phá rừng ngập mặn, người vỡ ruộng đắp bờ, kẻ bủa lưới đánh cá, người chăn nuôi gia súc… để tưởng nhớ, suy tôn công lao khai sáng của cha ông đã biến vùng đầm lầy ven biển trở thành một đô thị thương cảng sầm uất.

Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh 3.

Lễ rước các biểu trưng ngư, tiều, canh, mục trong Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn.

Ngoài phần lễ, Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn còn có phần hội với nhiều trò chơi dân gian, thi đấu thể thao, hát tuồng, đánh bài chòi cổ, biểu diễn võ thuật, múa lân, múa cờ… thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.

Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Ảnh 4.

Đài tưởng niệm các linh mục dòng Tên ở thôn An Hòa - một phần nguồn gốc cảng thị Nước Mặn.

Trải qua bao biến cố lịch sử, cảng thị Nước Mặn đã trở thành một vùng quê yên tĩnh. Tuy nhiên, chùa Bà vẫn còn, Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn vẫn còn như một hoài niệm về một đô thị thương cảng từng là trung tâm thương mại, văn hóa một thời của Bình Định.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.