Lễ hội Ngày của bà của người Dao ở Trung Quốc

04/09/2021 18:16
Phụ nữ dân tộc Dao ở Trung Quốc đánh trống đồng trong lễ hội

Phụ nữ dân tộc Dao ở Trung Quốc đánh trống đồng trong lễ hội

Trung Quốc là một quốc gia đa sắc tộc, mỗi dân tộc đều có những lễ hội truyền thống riêng. Lễ hội Bàn Vương, còn được gọi là "Ngày của bà" của người Dao ở Trung Quốc là một ngày lễ gắn liền với phong tục tập quán, tín ngưỡng và hoạt động lao động sản xuất của họ.

Lễ hội Bàn Vương của người Dao, còn được gọi là "Ngày của bà", "Lễ hội hai mươi chín" và "Năm Dao". Lễ hội này diễn ra ở một số huyện có đông dân tộc Dao và dân tộc Tráng ở Trung Quốc. Đây là một lễ hội truyền thống để cầu bình an của người dân tộc Dao tại quốc gia này.

Đối với người Dao, ngày 29 tháng 5 âm lịch là một dịp đặc biệt, ngày này hằng năm người dân sẽ tổ chức "lễ hội cầu phúc" truyền thống của dân tộc, kỷ niệm ngày sinh của Mật Lạc Đà. Theo quan niệm của người dân, đây là người đàn bà sáng tạo ra thế giới. Ngày tổ chức lễ hội cầu nguyện, người Dao ở địa phương sẽ mặc trang phục dân tộc, ca hát và nhảy múa chào mừng lễ hội truyền thống.

Lễ hội Ngày của bà của người Dao ở Trung Quốc - Ảnh 1.

Những cô gái Dao ở Trung Quốc trong trang phục dân tộc

Các gia đình sẽ mổ lợn, cừu để đón tiếp khách tới thăm nhà. Người Dao rất nồng hậu và mến khách, vào ngày hội, đàn ông, đàn bà, trẻ con trong làng tụ tập hai bên lối vào làng, mang theo rượu tự nấu, hát những làn điệu truyền thống, chào đón khách và bạn bè từ khắp nơi trên thế giới.

Có rất nhiều truyền thuyết dân gian về nguồn gốc của lễ hội Ngày của bà. Ngoài truyền thuyết về kỷ niệm ngày sinh của bà Mật Lạc Đà, lễ hội còn được cho là dịp ca ngợi công đức của Dao Vương Lam Lục bắn hạ mặt trời và giải cứu dân tộc Dao; tưởng nhớ ngày mất của anh hùng Tạp Hanh, người đã mang lại hạt thóc giống cho dân tộc.

Hoạt động chủ đạo của lễ hội là đánh trống đồng, hát bội. Bên cạnh đó còn có một số hoạt động thể thao, giải trí dân gian truyền thống như hát đối đáp, bắn pháo hoa, chơi quay, chọi gà, đua ngựa, bắn cung...

Cùng với những biến động của lịch sử, lễ hội Bàn Vương đã dần thay đổi từ một lễ hội tôn giáo dân gian thành một lễ hội thu hoạch và cầu bình an. Ngày nay, lễ hội Bàn Vương của người Dao đã được Trung Quốc đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Miếu Nổi - ngôi cổ miếu trên dòng sông Vàm Thuật

Miếu Nổi - ngôi cổ miếu trên dòng sông Vàm Thuật

Phù Châu Miếu là tên gọi chính thức nhưng người dân vẫn quen gọi là Miếu Nổi do vị trí biệt lập trên cù lao sông Vàm Thuật, thuộc quận Gò Vấp, TPHCM. Miếu được xây dựng từ thời vua Gia Long và được trang trí chủ yếu từ mảnh sành, sứ. Đây cũng là nơi được nhiều bạn trẻ đến viếng và “check-in” vì nét độc lạ và nằm ngay trong Thành phố.