Dân tộc Cơ Tu còn bảo lưu nhiều lễ hội như lễ ăn mừng lúa mới, lễ hội mừng nhà gươl mới, lễ kết nghĩa ăn thề... Tuy nhiên, Lễ hội cộng đồng ý nghĩa nhất phải kể đến lễ kết nghĩa giữa hai làng, gọi là prơngooch.

Lễ kết nghĩa tái hiện nét tinh hoa trong lễ hội truyền thống của dân tộc Cơ Tu

Dân tộc Cơ Tu còn bảo lưu nhiều lễ hội như lễ ăn mừng lúa mới, lễ hội mừng nhà gươl mới, lễ kết nghĩa ăn thề... Tuy nhiên, Lễ hội cộng đồng ý nghĩa nhất phải kể đến lễ kết nghĩa giữa hai làng, gọi là prơngooch.


Bà con cũng có một số tên gọi khác nhau về lễ hội này như cha bhoi/prơ âm hay prơ liêm. Từ liêm trong tiếng Cơ Tu là đẹp, prơ liêm nghĩa là làm cho mối quan hệ tốt đẹp hơn; pơ âm là mời uống rượu với nhau để thắt chặt tình thân hữu.

Trong cuộc sống, do những sự va chạm ảnh hưởng đến tình cảm cũng như quyền lợi dẫn đến hằn thù giữa các làng với nhau hay do phong tục hôn nhân nên nợ nần của hai họ (ở hai làng khác nhau) cứ chồng chất lên gây sự xích mích.

Để mối quan hệ giữa hai bên được hài hòa, gắn bó sẽ có một bên chủ động trong việc kết nghĩa. Hai làng cử người đại diện có uy tín gặp nhau để giảng hòa dưới hình thức nói lý, hát lý, thỏa thuận về thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội và những khoản đóng góp của hai làng.

Lễ kết nghĩa tái hiện nét tinh hoa trong lễ hội truyền thống của dân tộc Cơ Tu - Ảnh 2.

Những vị cao niên gặp nhau để bàn bạc thống nhất về viêc kết nghĩa giữa hai làng.

Kết quả của việc nói chuyện ấy được thể hiện qua lễ kết nghĩa prơngooch được tổ chức vào những ngày có trăng sáng của mùa nắng ráo. Hội này luôn có đâm trâu và tất cả nhân dân của các làng lân cận đều được mời dự. Làng được mời dự lễ kết nghĩa mang theo các thứ lễ vật như cơm lam, bánh sừng trâu, xôi, gà, vịt, cá, ếch, rượu cần, rượu tà vạc, rượu trơ đin, tấm tút (tấm vải dệt)…

Lễ kết nghĩa tái hiện nét tinh hoa trong lễ hội truyền thống của dân tộc Cơ Tu - Ảnh 3.

Đoàn người tập trung trước nhà làng để cùng đi đến làng khác làm lễ kết nghĩa.

Trong ngày hội, tiếng chiêng trống rộn vang. Mọi người nhảy múa điệu Tân tung da dá quanh cột đâm trâu ở sân nhà làng (gươl) và đi về phía sân nhà của các gia đình trong làng. Nghi lễ thiêng liêng nhất được tiến hành tại đàn cúng làm bằng thổ cẩm. Các vị già làng cầm một chiếc đũa thần làm bằng tre, nứa vót tua ra thành hình một cái bông ở đầu đũa rồi khấn vái, mời gọi tổ tiên, thần linh và các con ma về ăn uống với dân làng.

Prơngooch là lễ hội truyền thống thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các cộng đồng làng Cơ Tu với nhau. Hiện nay, lễ kết nghĩa giữa hai làng được tổ chức không phải xuất phát từ sự mâu thuẩn mà chủ đích là tái hiện nét tinh hoa trong lễ hội truyền thống dân tộc, qua đó cùng giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giao lưu văn hóa, có khó khăn hoạn nạn thì cùng hộ trợ nhau để vượt qua. Với ý nghĩa đó, đây là ngày hội đoàn kết dân tộc ở địa phương.

Một số hình ảnh trong Lễ kết nghĩa của dân tộc Cơ Tu:

Lễ kết nghĩa tái hiện nét tinh hoa trong lễ hội truyền thống của dân tộc Cơ Tu - Ảnh 4.

Những gùi mía là một trong những thứ quà tặng trong lễ kết nghĩa.

Lễ kết nghĩa tái hiện nét tinh hoa trong lễ hội truyền thống của dân tộc Cơ Tu - Ảnh 5.

Nhóm thanh niên vừa đi vừa hét hú vui nhộn.

Lễ kết nghĩa tái hiện nét tinh hoa trong lễ hội truyền thống của dân tộc Cơ Tu - Ảnh 6.

Những những lễ vật dâng cúng thần linh tại túp lều thổ cẩm được bà con dựng lên để làm đàn cúng.

Lễ kết nghĩa tái hiện nét tinh hoa trong lễ hội truyền thống của dân tộc Cơ Tu - Ảnh 7.

Những mâm cổ đãi khách được đậy bằng lá chuối.

Lễ kết nghĩa tái hiện nét tinh hoa trong lễ hội truyền thống của dân tộc Cơ Tu - Ảnh 8.

Những già làng hai bên hát lý, nói lý quanh các mâm cỗ đậy bằng lá chuối.

Lễ kết nghĩa tái hiện nét tinh hoa trong lễ hội truyền thống của dân tộc Cơ Tu - Ảnh 9.

Song tấu nhạc cụ của các nhân đại diện cho hai làng thể hiện sự hoad điệu, thân ái.

Lễ kết nghĩa tái hiện nét tinh hoa trong lễ hội truyền thống của dân tộc Cơ Tu - Ảnh 10.

Vũ điệu Tân tung da dá trong nhịp trống chiêng sôi động để mừng lễ kết nghĩa.


Tấn Vịnh
19/07/2022 15:03