Lấy chồng từ thuở 13-14 tuổi, những "người mẹ trẻ con" làm dâu khi vẫn còn vụng về trong cả việc chăm sóc bản thân cũng như con cái...

Lấy chồng từ thuở 13-14 tuổi, những "người mẹ trẻ con" làm dâu khi vẫn còn vụng về trong cả việc chăm sóc bản thân cũng như con cái...

Tiếng trẻ con khóc, xen lẫn tiếng nói chuyện của những người phụ nữ bằng ngôn ngữ của người Mông vọng ra từ căn nhà nhỏ lúp xúp trong cơn mưa rừng rả rích. Bên trong một thiếu phụ trẻ đang loay hoay chăm 2 đứa trẻ nhỏ, đứa chỉ mặc quần, đứa mặc độc chiếc áo…

Lấy chồng từ thuở 13-14 tuổi, những "người mẹ trẻ con" về làm dâu nhà người khi vẫn còn vụng dại, ngay cả việc chăm sóc bản thân mình cũng như con cái - Ảnh 1.

Kết hôn từ năm 15 tuổi, mỗi ngày Vàng Thị Lâu đều phải tập làm quen dần với công việc làm vợ, làm mẹ...

Lấy chồng từ thuở 13...

Vàng Thị Lâu cùng 2 đứa con loay hoay trong ngôi nhà cũ bên sườn núi. Tuổi 15, đang tuổi ăn, tuổi lớn, Lâu theo chồng về làm vợ và làm mẹ của 2 đứa trẻ. 

Có lẽ đây là lần hiếm hoi, những đứa con của Lâu được gặp người lạ tới nhà chơi.

Chưa tròn 15 tuổi Vàng Thị Lâu đã làm mẹ...

Phải nghỉ học từ năm lớp 8, chưa rành rọt tiếng Kinh nên thi thoảng trong cuộc trò chuyện, Lâu phải dùng đến tiếng mẹ đẻ và phải nhờ đến sự hỗ trợ của cán bộ hội phụ nữ xã, chúng tôi mới hiểu được phần nào câu chuyện của em.

Lấy chồng từ thuở 13-14 tuổi, những "người mẹ trẻ con" về làm dâu nhà người khi vẫn còn vụng dại, ngay cả việc chăm sóc bản thân mình cũng như con cái - Ảnh 3.

Cán bộ hội phụ nữ xã trò chuyện cùng Vàng Thị Lâu

Lâu kể, em và chồng quen nhau khi đang học lớp 6, đến năm lớp 8 thì em có bầu đứa con đầu lòng, em đã phải nghỉ học giữa chừng để về nhà sinh con. Sau đó Lâu ở nhà luôn, không đi học nữa. Em sinh đứa con đầu lòng khi chưa đầy 15 tuổi.

Trước đó, cả Lâu và chồng đều không được sự đồng ý của gia đình. Cả hai tới với nhau khi đang ở độ tuổi ăn chưa no, lo chưa tới và trái với quy định của làng nên không một ai đồng ý. Người lớn nói rằng lấy nhau về sẽ khổ, thế nhưng vì tình yêu, Lâu vẫn quyết tâm về sống chung với nhà chồng mặc sự ngăn cấm của cả gia đình.

Cũng như nhiều sơn nữ khác, Lâu lấy chồng trong khi không hề ý thức được những trách nhiệm to lớn mà mình phải gánh vác khi trở thành vợ, và làm mẹ. Lâu vô tư theo chồng về làm dâu nhà người khi vẫn còn vụng dại ngay cả với việc chăm sóc bản thân mình.

Lấy chồng từ thuở 13-14 tuổi, những "người mẹ trẻ con" về làm dâu nhà người khi vẫn còn vụng dại, ngay cả việc chăm sóc bản thân mình cũng như con cái - Ảnh 5.

Chồng của Lâu đang làm thuê ở xuôi, ở nhà chỉ còn 3 mẹ con và mẹ chồng chăm sóc 2 con nhỏ và lo việc đồng áng.

Lấy chồng từ thuở 13-14 tuổi, những "người mẹ trẻ con" về làm dâu nhà người khi vẫn còn vụng dại, ngay cả việc chăm sóc bản thân mình cũng như con cái - Ảnh 6.

Đứa con nhỏ chưa đầy 1 tuổi đã phải theo mẹ lên nương.

Trò chuyện với Lâu, tôi có thể cảm nhận được sự e ngại hiện rõ trên gương mặt của em. Khi được hỏi "Em có muốn đi học tiếp không?", ánh mắt của Lâu thay đổi lập tức, cô bé khát khao đi học lắm, nếu được chọn em vẫn muốn được đi học. Thế nhưng chỉ vài giây sau, Lâu như bừng tỉnh và trở về hiện thực.


Sau hơn 30 phút đi bằng xe máy qua những cung đường cheo leo vắt qua những triền núi, chúng tôi mới đến được thôn Tà Đằng, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. 

2 giờ trưa, trong cái nắng trưa hè, lời ru của người mẹ trẻ vọng ra từ đầu hồi căn nhà sàn bên sườn núi, dường như bị hút vào đại ngàn chất chứa nỗi buồn sâu lắng về cuộc sống đầy gian khó đang chờ phía trước...

Lấy chồng từ thuở 13-14 tuổi, những "người mẹ trẻ con" về làm dâu nhà người khi vẫn còn vụng dại, ngay cả việc chăm sóc bản thân mình cũng như con cái - Ảnh 9.

Giàng Thị Đơ (SN 1990) ở Thôn Tà Đằng, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái lấy chồng năm 16 tuổi.

Vợ chồng Giàng Thị Đơ (SN 1990), Sùng A Dinh (SN 1987) lấy nhau khi mới 16 tuổi.Hiện hai vợ chồng Dinh và Đơ có 5 đứa con, 4 đứa đang đi học, 1 đứa còn nhỏ. Kinh tế gia đình khó khăn, thu nhập chính của gia đình chủ yếu là từ nông nghiệp.


Cũng không giao tiếp được bằng tiếng phổ thông, Giàng Thị Đơ không giấu nổi vẻ rụt rè.. Khi được hỏi vì sao sao không đi học mà lại lấy chồng sớm, vất vả thế, với nụ cười hồn nhiên có phần ngây ngô, Đơ trả lời: "Lúc đấy chả biết gì, thích thì cưới thôi. Hai vợ chồng quen biết nhau 1 tháng thì về ở với nhau, lâu rồi cũng chả nhớ nữa". 

Dọc đường đi qua các bản, chúng tôi bắt gặp không ít những gương mặt vẫn còn non choẹt, những bà mẹ "chim ri" nhỏ bé dắt theo những đứa trẻ đứng túm tụm trước cửa nhà.


Lối thoát nào cho vòng xoáy tảo hôn?

Vài năm gần đây, “vợ chồng trẻ con” lấy nhau giống như một trào lưu. Thông qua mạng xã hội, những mối quan hệ nhanh chóng được mở rộng, vượt ra khỏi không gian nhỏ hẹp của làng. 

Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ thời 4.0, thêm nữa hầu như ai cũng sở hữu 1 chiếc điện thoại di động nên cha mẹ rất khó quản lý bọn trẻ ở làng trong việc tiếp cận các kênh giải trí, phim ảnh không lành mạnh. 

Chưa hiểu tình yêu là gì, chỉ cần thấy thích nhau là các em đòi cưới, không thì dọa tự tử. Còn bố mẹ biết là con mình vi phạm pháp luật song sợ con nghĩ dại nên đa số đành tặc lưỡi chiều con.

Thực tế cho thấy, hiếm có cặp “vợ chồng trẻ con” nào thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói, thất học, chưa kể gặp phải các vấn đề về sức khỏe và các mối quan hệ xã hội.

Lời ru buồn trên rẻo cao - Ảnh 17.

Bà Hoàng Phương Thúy, Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN tỉnh Yên Bái

Bà Hoàng Phương Thúy, Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN tỉnh Yên Bái thẳng thắn nhìn nhận: "Trong thời gian vừa qua trên một số xã, bản vùng cao thuộc tỉnh Yên Bái, vấn đề tảo hôn ở tuổi vị thành niên đã và đang diễn ra theo chiều hướng rất đáng quan tâm và cần phải có sự vào cuộc của cộng đồng và xã hội. Đối với Yên Bái nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn vẫn còn tồn tại có cả khách quan và chủ quan. Thứ nhất là do những định kiến, phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn đâu đó ảnh hưởng tới tâm lý người dân. Thứ nữa là do nhận thức của người dân nói chung và của các em trong độ tuổi vị thành niên, họ cứ nghĩ đơn giản là cứ đến với nhau là về ở với nhau mà chưa biết đến luật về hôn nhân, gia đình. Một nguyên nhân nữa là xuất phát từ việc giáo dục giới tính trong các nhà trường. Chúng ta cũng đã quan tâm nhưng vẫn chưa trở thành môn học mang tính chính thống, những kiến thức cần được phổ biến cho các em trong nhà trường đôi khi các thầy cô còn e ngại. Điều kiện về cơ sở vật chất, kinh tế xã hội, nghèo đói quá cũng là một lý do khiến các em kết hôn sớm." 

Chúng tôi cũng xác định công tác phòng chống tảo hôn là một quá trình lâu dài. Phải làm thay đổi được từ cách nghĩ, nhận thức, tư duy của người dân. Thông về nhận thức thì sẽ thông đến hành vi. Vì vậy công tác tuyên truyền vận động là chủ yếu và đóng vai trò rất quan trọng.

Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN tỉnh Yên Bái Hoàng Phương Thúy

Audio: Chia sẻ của Phó Chủ tịch thường trực Hội LHPN tỉnh Yên Bái Hoàng Phương Thúy


Nguyễn Tuấn Dũng
09/06/2023 14:00