Mường Tè - Lai Châu: Người dân được tạo điều kiện thuận lợi sinh hoạt tôn giáo đúng pháp luật

Đồng bào dân tộc Hà Nhì cùng dân quân và cán bộ Đồn Biên phòng Ka Lăng (Mường Tè, Lai Châu) tuần tra bảo vệ biên giới. Ảnh: Văn Giang

Đồng bào dân tộc Hà Nhì cùng dân quân và cán bộ Đồn Biên phòng Ka Lăng (Mường Tè, Lai Châu) tuần tra bảo vệ biên giới. Ảnh: Văn Giang

Thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, những năm qua, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân theo đúng quản điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Mục tiêu cao nhất mà địa phương này hướng tới là đảm bảo cho người dân được sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống tốt đẹp, tuân thủ đúng pháp luật.

Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được trong việc tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân có nhận thức đúng đắn, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo đúng pháp luật, chúng tôi đã trò chuyện với Bí thư Huyện ủy Mường Tè Lý Anh Hừ:

- Ông có thể cho biết khái quát tình hình kinh tế - xã hội của địa phương?

Mường Tè là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, có 6 xã biên giới giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với hơn 130 km đường biên. Dân số toàn huyện là 47.200 người trong đó, 94,4% là người dân tộc thiểu số (DTTS). Có 14 thành phần dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn huyện, trong đó có 3 dân tộc đặc biệt khó khăn (Cống, Mảng, La Hủ).

Bí thư Huyện ủy Mường Tè Lý Anh Hừ

Bí thư Huyện ủy Mường Tè Lý Anh Hừ

Những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, tình hình kinh tế - xã hội, đời sống của người dân đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, do nhiều lý do, nhìn chung, Mường Tè vẫn là một trong những huyện nghèo và khó khăn nhất tỉnh Lai Châu.

Thu nhập bình quân đầu người hiện đạt mới 24,5 triệu đồng. Theo chuẩn nghèo mới, tỷ lệ hộ nghèo của Mường Tè chiếm 57,23%. Đến thời điểm hiện nay, huyện Mường Tè có 10 xã đặc biệt khó khăn thuộc khu vực III, 3 xã và 1 thị trấn thuộc khu vực I (không có xã khu vực II); có 86 bản, 2 khu phố thuộc thôn, bản đặc biệt khó khăn. Toàn huyện mới có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Thưa ông, hiện nay trên địa bàn huyện Mường Tè có những tôn giáo nào đang hoạt động?

Hiện nay, trên địa bàn huyện Mường Tè có 2 tôn giáo chính là đạo Tin lành và đạo Công giáo với tổng số 852 hộ, 4.821 người tham gia sinh hoạt tại 22 điểm nhóm của 4 xã (Tà Tổng, Vàng San, Can hồ, xã Mù Cả) và thị trấn. Cụ thể: Xã Tà Tổng có 702 hộ với 3.956 người theo đạo, sinh hoạt tại 16 điểm nhóm (gồm các hệ phái Tin Lành miền Bắc Việt Nam; Hội thánh truyền giảng Phúc âm thuộc hệ phái Tin lành miền Bắc).

Xã Mù Cả có 61 hộ với 339 người theo đạo, sinh hoạt tại 3 điểm nhóm (gồm hệ phái Liên hữu Cơ đốc, Hội thánh tuyền giảng Phúc âm thuộc Tin lành miền Bắc). Xã Vàng San có 24 hộ với 148 người theo đạo, sinh hoạt tại 1 điểm nhóm (hệ phái Hội thánh truyền giảng Phúc âm). Xã Can Hồ có 44 hộ với 272 người theo đạo, sinh hoạt tại 1 điểm nhóm (hệ phái Tin lành miền Bắc Việt Nam). Thị trấn Mường Tè có 21 hộ với 106 người theo đạo, sinh hoạt tại 1 điểm nhóm (Đạo Công giáo).

Các điểm nhóm tôn giáo trên, cơ bản ổn định, các tín đồ tôn giáo cơ bản chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước.

Ngoài 2 tôn giáo trên, trên địa bàn huyện còn có 30 hộ 195 người dân theo đạo lạ Bà Cô Dợ (tà đạo), sinh hoạt tại 3 điểm nhóm trên địa bàn xã Tà Tổng.

- Trong những năm gần đây, các đối tượng phản động đẩy mạnh việc truyền đạo trái phép, lối kéo bà con theo tà đạo, đạo lạ. Các đối tượng này thường lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo để lôi kéo, xúi giục, kích động đồng bào dân tộc thiểu số làm trái chủ trương, chính sách dân tộc, pháp luật của Đảng và Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ở huyện Mường Tè có ghi nhận những hiện tượng trên không, thưa ông?

Ngoài các hệ phái tôn giáo đã đăng ký sinh hoạt, trên địa bàn huyện xuất hiện tà đạo Bà Cô Dợ có nguồn gốc từ cộng đồng người Mông ở Mỹ, có biểu hiện chống đảng, nhà nước với tổng số 30 hộ, 195 người sinh hoạt tại 3 điểm nhóm của xã Tà Tổng. Chúng tôi thường xuyên bám/nắm địa bàn, tuyền truyền, giải thích, nhằm giúp bà con nhận thức đúng đắn về tôn giáo, tín ngưỡng cũng như những quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Thực tế, hầu hết các hoạt động có màu sắc tôn giáo của đạo Bà Cô Dợ đều tin một cách mê muội vào Chúa trời; cho rằng sống/chết, sướng/khổ, giàu/nghèo... mọi thứ trên đời đều do Chúa sắp đặt, ai tin, làm theo Chúa sẽ có một cuộc sống tốt và ngược lại. Bên cạnh đó, một số tổ chức, cá nhân trong/ngoài nước xúi giục, tài trợ về mặt tài chính, đầu năm 2020, trên địa bàn xã Tà tổng có một nhóm người (khoảng 300 người) tụ tập tại địa danh Ao Rồng để làm cái gọi là "Lễ công bố thành lập nhà nước Mông" theo chỉ đạo của Chúa. Do đã nắm chắc tình hình, theo dõi từ sớm, từ xa nên huyện cùng các lực lượng chức năng đã giải quyết nhanh chóng vụ việc, đưa mọi hoạt động trên địa bàn trở lại bình thường.

Bộ đội Biên phòng Lai Châu giúp đồng bào dân tộc thiểu số lao đồng sản xuất thắt chặt tình quân dân. Ảnh: Văn Giang

Bộ đội Biên phòng Lai Châu giúp đồng bào dân tộc thiểu số lao động, sản xuất thắt chặt tình quân dân. Ảnh: Văn Giang

- Theo ông làm thế nào để xây dựng niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng đúng đắn cho đồng bào dân tộc thiểu số?

Thực tế, do trình độ dân trí còn thấp, đời sống còn khó khăn nên một bộ phận đồng bào dễ nghe/tin vào những điều phi lý, viển vông. Vấn đề ở đây là, cần phân tích rõ, đầy đủ nguyên nhân sinh ra nó, từ đó có biện pháp giải quyết yếu tố phát sinh tận gốc.

Để định hướng người dân sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh, tránh bị kẻ xấu lôi kéo, xúi giục tham gia các đạo lạ, tà đạo, tôi cho rằng, thứ nhất cần tăng cho huyện 1 đến 2 biên chế chuyên trách về công tác tôn giáo, là những người được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực tôn giáo.

Thứ hai, không ngừng đẩy mạnh công tác dân vận; tuyên truyền, vận động nhân dân các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phát luật của nhà nước, nhất là các văn bản liên quan đến chính sách dân tộc, tôn giáo của đảng, nhà nước.

Thứ ba, chăm lo công tác giáo dục, đào tạo để năng cao dân trí, nhận thức của đồng bào.

Thứ tư, đầu tư cơ sở hạ tậng: đường, điện, trường, trạm, thủy lợi, nước sạch, nhà văn hóa cộng đồng, hệ thông viễn thông... cho những vùng lõi - vùng lạc hậu, khó khăn để dân tin đảng, chế độ.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đạo Bà Cô Dợ do Vừ Thị Dợ, người Mông, sinh sống ở bang Wilcosin, nước Mỹ thành lập và làm Hội trưởng cuối năm 2016. Trước đây, Dợ từng theo đạo Công giáo và hệ phái Tin lành Việt Nam (CMA), nhưng bị trục xuất khỏi giáo hội do xuyên tạc Kinh thánh. Sau đó, Vừ Thị Dợ tích cực đi tuyên truyền, lôi kéo người tham gia tà đạo của mình. Từ tháng 11/2016, đạo Bà Cô Dợ xuất hiện ở huyện Mường Tè và Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Đạo Bà Cô Dợ không có hiến chương, điều lệ rõ ràng. Thực chất, Vừ Thị Dợ chỉ lợi dụng xuyên tạc một số câu, điều trong Kinh thánh để giảng dạy, tuyên truyền đạo, lôi kéo mọi người tin và đi theo mình. Vừ Thị Dợ còn tự nhận mình là người được Chúa trời chọn để tái lâm lần thứ 2, ai tin theo đạo Bà Cô Dợ sẽ được chia tiền.
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn