Nghề dệt truyền thống mang lại diện mạo mới cho Chiềng Châu

23/06/2022 16:07
Chị Vì Thị Oanh (trái) gìn giữ nghề dệt truyền thống, hỗ trợ phụ nữ địa phương phát triển kinh tế gia đình

Chị Vì Thị Oanh (trái) gìn giữ nghề dệt truyền thống, hỗ trợ phụ nữ địa phương phát triển kinh tế gia đình

Chị Vì Thị Oanh, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, là tấm gương tiêu biểu cho phụ nữ trong xã học tập để phát triển kinh tế gia đình, tự tin hơn trong cuộc sống.

Sinh ra và lớn lên tại vùng núi trùng điệp với nhiều cảnh đẹp hữu tình, là nơi du khách trong và ngoài nước thường xuyên chọn làm điểm đến, chị Vì Thị Oanh - Phó Giám đốc HTX Dệt thổ cẩm và Dịch vụ du lịch Chiềng Châu đang miệt mài tìm hướng đi mới bền vững cho nghề truyền thống "Dệt thổ cẩm" xã Chiềng Châu, huyện Mai châu, tỉnh Hòa Bình.

Chị Oanh chia sẻ: Từ bé chị đã được bà và mẹ hướng dẫn thêu dệt thổ cẩm, chị cảm thấy yêu những họa tiết trên váy, áo của người phụ nữ Thái cũng từ đó chị gắn bó với nghề. Xã hội ngày càng phát triển, chị nhận thấy nghề thêu, dệt thổ cẩm tại địa phương ngày càng mai một. Phụ nữ Thái không còn nhiều người trực tiếp thêu dệt nữa, cảm thấy tiếc nuối với nghề, với quyết tâm khôi phục, phát triển nghề dệt thổ cẩm dân tộc, cùng với sự động viên, ủng hộ của chính quyền huyện, xã, năm 2013 chị đã kêu gọi thành viên cùng tham gia đóng góp, huy động nguồn lực thành lập HTX với số vốn ban đầu là 500 triệu đồng.

Ghé thăm Hợp tác xã của chị Oanh, du khách khá bất ngờ với cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi trên diện tích gần 300m2, HTX đã xây dựng 02 nhà xưởng Dệt vải và May sản phẩm với 40 khung dệt và 25 máy may công nghiệp và các máy móc thiết bị phục vụ cho công tác hoàn thiện sản phẩm và hơn 60 nhân công đang làm việc tại chỗ, trong đó có 21 chị là công nhân chính thức và hơn 40 chị là công nhân bán thời gian.

Gìn giữ nghề dệt truyền thống, hỗ trợ phụ nữ địa phương phát triển kinh tế gia đình - Ảnh 1.

Chị Vì Thị Oanh tìm hướng đi mới, hướng đi bền vững cho nghề truyền thống "Dệt thổ cẩm" của dân tộc Thái

Chị Oanh kể: Trước đây, chị em trong xã gần như đã bỏ nghề dệt đến làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân, hoặc đi làm ăn xa, bởi thu nhập từ nghề không bảo đảm. Những chị em vẫn duy trì nghề dệt gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra sản phẩm, đổi mới kỹ thuật, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ban đầu, các sản phẩm của HTX được làm thủ công hoàn toàn, tỉ mỉ trong từng công đoạn. Tuy nhiên, để bắt nhịp nhu cầu thị trường, HTX đầu tư xây dựng nhà xưởng, nhà trưng bày và trang bị hàng chục máy khâu chạy bằng điện, máy vắt sổ cũng như các khung dệt nhằm hỗ trợ sản xuất.

Gìn giữ nghề dệt truyền thống, hỗ trợ phụ nữ địa phương phát triển kinh tế gia đình - Ảnh 2.

HTX tạo việc làm ổn định, hỗ trợ phụ nữ địa phương phát triển kinh tế gia đình

Cùng với sự phát triển của Hợp tác xã, thu nhập của chị em đang làm việc cho hợp tác xã tăng lên từ 2 đến 3 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập hiện nay của công nhân chính thức khoảng 6 triệu đồng/tháng, chị đã giúp họ yên tâm làm việc và phát triển kinh tế gia đình ngay tại địa phương. Còn với các chị em làm việc bán thời gian, HTX đã giúp họ có thêm thu nhập từ 2 đến 4 triệu đồng/tháng, giúp họ vừa yên tâm chăm lo gia đình vừa có thể phát triển kinh tế, tự tin hơn trong cuộc sống. 

Thị trường chủ yếu của HTX là làm theo đơn đặt hàng của các đơn vị ở thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và khách quốc tế. Hiện nay, một số công ty tại Pháp đặt hàng HTX thường xuyên. Với vẻ đẹp tự nhiên, những năm gần đây, Chiềng Châu đã thu hút khách du lịch đến tham quan. Đó là lực đẩy giúp HTX mở rộng đầu ra tại chỗ.

Gìn giữ nghề dệt truyền thống, hỗ trợ phụ nữ địa phương phát triển kinh tế gia đình - Ảnh 3.

Các sản phẩm của HTX

Năm 2021 chị Vì Thị Oanh tham gia cuộc thi cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo Phụ nữ Hòa Bình" lần thứ II do Hội LHPN tỉnh Hòa Bình tổ chức. Với mục đích học hỏi, tìm hướng đi mới cho sản phẩm của quê hương chị đã tham gia cuộc thi với ý tưởng "Thiết kế hiện đại trên nền hoa văn thổ cẩm dân tộc Thái Mai Châu" và xuất sắc dành được giải nhất cuộc thi. Cũng từ cuộc thi chị đã có nhiều ý tưởng phát triển hợp tác xã trong thời gian tới. Đó là việc gắn liền nghề truyền thống của HTX với phát triển du lịch homestay và du lịch trải nghiệm giáo dục cho các em học sinh muốn tham quan và học dệt thổ cẩm để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của địa phương.

HTX của chị Vì Thị Oanh đã tạo việc làm cho nhiều chị em phụ nữ địa phương, mang lại diện mạo mới cho xã Chiềng Châu. Chị là tấm gương tiêu biểu điển hình cho chị em phụ nữ trong xã học tập để phát triển kinh tế gia đình, tự tin hơn trong cuộc sống và góp phần vào bảo tồn và lưu giữ truyền thống văn hóa gắn với phát triển kinh tế địa phương.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.