Nghị lực vượt khó của cô giáo người Brâu đầu tiên trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV

25/06/2021 08:22
Cô giáo Nàng Xô Vi

Cô giáo Nàng Xô Vi

Cô giáo Nàng Xô Vi (sinh năm 1996) là người Brâu, ở làng Đắk Mế (xã Pờ Y, Ngọc Hồi, Kon Tum). Làng chỉ có khoảng 500 nhân khẩu là người Brâu, một trong những dân tộc ít người nhất cả nước. Điều đặc biệt, cô giáo Xô Vi vừa vinh dự là người trẻ nhất ngành giáo dục trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, cũng là người dân tộc Brâu đầu tiên trúng cử vị trí này.

giáo Xô Vi là giáo viên Phân hiệu Trường phổ thông Dân tộc nội trú (DTNT) tỉnh Kon Tum tại huyện Ia H'Drai. Ngôi làng của cô nằm ở vùng ngã 3 biên giới thuộc xã Bờ Y (huyện Ngọc Hồi). Vậy nên, cô đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển giáo dục dân tộc, bạo lực gia đình, bạo lực học đường, vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em. Cô mong muốn mang tiếng nói riêng của người đồng bào thiểu số ra nghị trường.

Để thực hiện ước mơ làm cô giáo, Xô Vi đã vượt qua rất nhiều khó khăn của vùng sâu, vùng xa để bước đến cánh cửa đại học. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Huế năm 2018, cô giáo trẻ Xô Vi nộp hồ sơ dự tuyển công tác giảng dạy vào Trường phổ thông DTNT tỉnh Kon Tum. Sau đó, Xô Vi xung phong về Phân hiệu Trường phổ thông DTNT tỉnh Kon Tum tại huyện Ia H'Drai để giảng dạy cho học sinh nơi đây.

Nghị lực vượt khó của cô giáo người Brâu đầu tiên trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV - Ảnh 1.

Cô giáo Nàng Xô Vi là người trẻ nhất ngành giáo dục trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV

Hành trình gieo chữ ở vùng đất khó của cô giáo trẻ khiến nhiều người cảm phục. Bạn đồng hành của cô là chiếc xe máy cũ. Hằng tuần, cô chạy gần 100 cây số trên tuyến đường rừng từ huyện Ngọc Hồi qua huyện Ia H'Drai để dạy học. Vào mỗi buổi học, cô kiên trì truyền dạy kiến thức và cả điều hay lẽ phải cho các em, giúp các em nuôi dưỡng ước mơ về một tương lai tương sáng.

Qua thời gian công tác, giảng dạy, cô Xô Vi được đánh giá là một giáo viên năng nổ, tham gia tốt các hoạt động phong trào, thường giúp đỡ học sinh, bà con trên địa bàn. Cô được giới thiệu ứng cử vào đại biểu Quốc hội khóa XV và đã trúng cử.

Trước niềm vinh dự đó, cô giáo Xô Vi tâm sự: "Sinh ra và lớn lên ở vùng khó khăn của tỉnh Kon Tum, mình rất mong muốn được trình bày ở nghị trường tâm tư nguyện vọng của các học sinh, giáo viên ở địa bàn; những giải pháp phát triển giáo dục vùng cao; những "điểm nóng" cần chính sách hỗ trợ để ngăn chặn bạo lực gia đình, xâm hại tình dục ở trẻ em. Ngay sau khi biết trúng cử vào đại biểu Quốc hội, mình rất bất ngờ, xúc động khi được cử tri tin tưởng, bầu cử. Để không phụ sự kỳ vọng của mọi người, mình hứa sẽ nỗ lực để truyền tải những tâm tư, nguyện vọng của bà con, thầy cô giáo ở vùng khó khăn đến nghị trường".

Chân dung cô giáo người Brâu đầu tiên trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV - Ảnh 1.

Sở GD-ĐT Kon Tum đã có buổi gặp mặt để chúc mừng cô giáo trẻ Xô Vi

Bà Phạm Thị Trung, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Kon Tum chia sẻ: "Việc cô giáo Xô Vi trúng cử đại biểu Quốc hội là niềm vinh dự rất lớn đối với ngành giáo dục. Cô sẽ đại diện cho tiếng nói của ngành giáo dục địa phương, đưa tâm tư, nguyện vọng của ngành đến diễn đàn Quốc hội. Lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh mong cô giáo Xô Vi sẽ phát huy năng lực, nhiệt huyết của bản thân, thực hiện khát vọng góp phần phát triển và xây dựng ngành giáo dục tại quê hương".

Trên cương vị đại biểu Quốc hội, thời gian tới cô Xô Vi mong Sở GD-ĐT cùng các phòng, ban, nhà trường sẽ cùng đồng hành, hỗ trợ để cô được hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bản thân cô tự hứa sẽ cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức để có thể đưa tâm tư, nguyện vọng của các giáo viên đến với diễn đàn Quốc hội, nhất là vấn đề phát triển giáo dục dân tộc thiểu số. Qua đó, góp phần xây dựng quê hương và đất nước ngày càng phát triển.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.