Nghi thức hôn nhân trong đạo Cao Đài

Lễ hôn phối theo đạo Cao Đài được chủ trì bởi chức sắc trong ban cai quản

Lễ hôn phối theo đạo Cao Đài được chủ trì bởi chức sắc trong ban cai quản

Đến ngày làm lễ, cặp đôi cùng hai bên gia đình sẽ làm lễ ở Thánh thất. Dưới sự chủ trì của vị chức sắc trong ban cai quản và sự chứng kiến của nhiều tín đồ trong đạo, đôi trai gái sẽ mặc đồ lễ và quỳ trước bàn thờ phía sau chủ lễ.

Giới luật đạo Cao Đài có quy định những người theo đạo phải làm lễ hôn phối tại gia đình trước khi làm đám cưới. 8 ngày trước lễ hôn phối, chủ hôn nhà trai phải dán bố cáo nơi Thánh thất sở tại nhằm thông báo cho những người trong đạo biết, từ đó tránh rắc rối có thể xảy ra trong quá trình làm lễ. Trong khoảng thời gian này, người trong ban cai quản Thánh thất sẽ hướng dẫn hai bên nam nữ cách hành lễ, cách ứng xử với nhau và cách nuôi dạy con cái.

Đến ngày làm lễ, cặp đôi cùng hai bên gia đình sẽ làm lễ ở Thánh thất. Dưới sự chủ trì của vị chức sắc trong ban cai quản và sự chứng kiến của nhiều tín đồ trong đạo, đôi trai gái sẽ mặc đồ lễ và quỳ trước bàn thờ phía sau chủ lễ. Sau khi làm lễ Đức Chí tôn (Ngọc Hoàng Thượng Đế), ban đồng nhi sẽ đọc kinh hôn phối, sau đó vị chủ lễ làm phép hôn phối cho 2 người rồi nhắc lại những điều đạo đức cần phải giữ gìn trong cuộc sống hôn nhận vợ chồng. Bài kinh hôn phối vừa là lời cầu nguyện hạnh phúc, vừa là lời dặn dò cho cặp đôi:

Trai nguyện dốc giữ bền ngay thảo,

Gái hằng lo trọn đạo thờ chồng;

Trăm năm tình nghĩa mặn nồng,

Vui niềm cang lệ*, hiệp đồng phụng loan.

Thề chẳng thấy giàu sang mà chuộng,

Thề không coi hèn mọn mà vong;

Trước sau lòng giữ một lòng,

Ngọt bùi cay đắng cũng đồng sớt chia.

["Bài cầu hôn" của Cao Đài Chiếu minh (trích)]

* cang lệ: lâu dài, ăn đời ở kiếp cùng nhau, không phải tìm vui trăng gió qua đường. 

Nghi thức hôn nhân trong đạo Cao Đài - Ảnh 1.

Lễ hôn phối do Giáo sư Ngọc Tấn Thanh chủ trì cho anh Trương Văn Sang và chị Nguyễn Thị Diễm Trang tại Thánh thất Sài Gòn vào ngày 27/4/1996

Sau khi lễ hôn phối kết thúc, cặp đôi được coi là vợ chồng về mặt tôn giáo. Hai người sau đó trở về làm lễ cưới theo phong tục của người Việt. Trong đám cưới, đôi vợ chồng có thể mặc áo dài trắng - đạo phục của đạo Cao Đài, hoặc có thể mặc áo dài màu khác.

Với người theo đạo Cao Đài, việc tổ chức nghi thức hôn phối mang ý nghĩa ràng buộc đôi vợ chồng về nhiều mặt, trong đó có thiên lý. Lễ hôn phối còn có tác dụng tinh thần là xin sự phù hộ để cùng nhau vững bước trên đường đời. Có thể thấy rằng, nghi thức này mang tính thúc đẩy hạnh phúc gia đình, từ đó góp phần vào việc xã hội tôn giáo nói riêng và xã hội xung quanh nói chung.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn