Người Kalash ở Pakistan có ADN hiếm và sở hữu nhiều phong tục lạ

22/09/2021 08:51
Phụ nữ người Kalash trong trang phục truyền thống. Ảnh: AFP

Phụ nữ người Kalash trong trang phục truyền thống. Ảnh: AFP

Người Kalash là một dân tộc Ấn-Arya cư ngụ tại huyện Chitral, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan. Họ nói tiếng Kalash, một ngôn ngữ Dard trong nhánh Ấn-Arya và được xem là một dân tộc đặc biệt tại Pakistan.

Khác biệt đến từ làn da trắng và đôi mắt xanh biếc

Những tộc người Nuristan của vùng Nuristan lân cận (về mặt lịch sử từng được gọi là Kafiristan) của Afghanistan từng theo một dạng Hindu giáo cổ, tương đồng với người Kalash. Vào cuối thế kỷ 19, đa phần cư dân Nuristan đã cải đạo sang Hồi giáo, dù một số vẫn tiếp tục duy trì tập quán xưa. 

Qua năm tháng, Nuristan đã trở thành nơi diễn ra nhiều hoạt động quân sự, dẫn đến cái chết của nhiều nhiều người Nuristan tại đây, cũng như sự nhập cư của người Afghan từ phần còn lại của Afghanistan. Người Kalash vẫn duy trì những tập quán tôn giáo của riêng họ.

Bộ tộc Kalash có làn da trắng, đôi mắt xanh biếc, khác biệt hoàn toàn với người bản địa. Nhiều người còn có đôi mắt xanh biếc như người châu Âu. Trong khi đó, người Pakistan cùng hầu hết các bộ tộc ở đất nước này có màu da ngăm, đen.

Người Kalash được biết đến là bộ tộc có ADN hiếm có. ADN của họ không giống của người châu Âu, nhưng ngoại hình của họ lại rất giống với người dân ở châu lục này. Theo truyền thuyết, họ là hậu duệ của đội quân Alexandre Đại đế. Đội quân này đi qua vùng Pakistan, sống với phụ nữ bản địa, và để lại hậu duệ giống hệt người châu Âu hiện đại. Tuy nhiên, họ không có tính cách thiện chiến của tổ tiên, mà là những người sống giản dị, yêu đời, yêu hòa bình, rất lạc quan.

Theo số liệu điều tra nhân khẩu học mới đây của Pakistan, hiện nay bộ tộc Kalash chỉ còn khoảng 6.000 người. Họ được coi là bộ tộc hạnh phúc nhất hành tinh, nhưng lại hiếm khi gặp một phụ nữ Kalash nở nụ cười. Đặc biệt, họ càng ít cười khi gặp đàn ông. Hình thức bên ngoài của các cô gái Kalash rất xinh đẹp, rạng ngời, thậm chí là quý phái, song thực tế, họ rất vất vả, thậm chí nghèo đói. Họ là những nông dân, hàng ngày chật vật với miếng ăn. Đàn ông chăn nuôi, chủ yếu là chăn dê ở trong rừng, còn phụ nữ quán xuyến gia đình, trồng trọt, lấy củi.

Người Kalash, bộ tộc có AND hiếm có ở Pakistan - Ảnh 2.

Phụ nữ người Kalash. Ảnh: Getty Images

Bộ tộc có nhiều phong tục lạ

Ngôi nhà của người Kalash rất đặc trưng, được làm bằng gỗ, xếp bằng đá. Những ngôi nhà nằm bên vách đá, thậm chí được khoét sâu vào trong núi. Bộ tộc Kalash có nhiều phong tục lạ. Trong làng có một ngôi nhà lớn, rất đặc trưng, gọi là bashelini, là nơi trú ngụ bắt buộc của những phụ nữ khi có kinh nguyệt, kể cả khi đã có chồng, con.

Phụ nữ phải ở trong ngôi nhà này cho đến hết kỳ kinh. Đây cũng là ngôi nhà mà phụ nữ đến để sinh đẻ. Khi nào đẻ xong, thì phải thực hiện một nghi lễ quan trọng, có tên là tinh khiết. Người chồng đóng vai trò quan trọng trong nghi lễ này, giúp vợ rửa sạch thể xác lẫn tâm hồn. Thực hiện xong nghi lễ, họ mới được bế con về nhà.

Mặc dù sinh sống ở đất nước rất hà khắc về hôn nhân, tình dục và bất bình đẳng, nhưng người Kalasha lại hoàn toàn ngược lại. Họ đặc biệt coi trọng chuyện tự do hôn nhân và rất thoáng trong vấn đề tình dục. Đôi trai gái nào thích nhau, họ sẽ quan hệ tình dục thoải mái, mà không chịu sự quản lý hoặc ràng buộc bởi đạo đức nào.

Người Kalash tự do kết hôn và không hợp thì lập tức bỏ nhau để đi tìm đối tượng mới. Khi vợ chồng chưa bỏ nhau, mà người phụ nữ thích người đàn ông khác, thì họ có quyền bỏ trốn khỏi gia đình, đi theo người đàn ông kia, mà không phải chịu sự chỉ trích nào.

Người Kalash, bộ tộc có AND hiếm có ở Pakistan - Ảnh 3.

Người Kalash tin rằng, những bài hát như là lời mời các vị thần linh ghé xuống ngôi làng và ban phước lành cho họ. Ảnh: BBC

Mặc dù sống trong khu vực Hồi giáo chiếm đa số nhưng người Kalash không theo tôn giáo này. Vì vậy lễ hội của họ cũng mang bản sắc rất khác so với các lễ hội ở Pakistan. Những ngày nghỉ lễ Tết là một phần không thể thiếu được trong đời sống của người Kalash vì trong dịp này, các cô gái sẽ thể hiện những điệu hát, nhảy tập thể vô cùng hào hứng. Việc bỏ trốn gia đình đi theo người đàn ông khác thậm chí đã trở thành nét văn hóa trong một lễ hội có tên Joshi.

Lễ hội Joshi vào tháng 5 hằng năm là một trong những lễ hội sôi động nhất của bộ tộc Kalash. Vào ngày này, phụ nữ cùng nhau hát hò, nhảy múa, trong khi đó, những người đàn ông sẽ đánh trống, thổi sáo, vỗ tay cổ vũ cho họ. Nhảy múa cũng là một trong những cách chúc mừng của họ vào mỗi dịp lễ hay ngày kỉ niệm.

Còn vào dịp lễ Chaumos (lễ hội quan trọng nhất của người Kalash, được tổ chức trong vòng 10 ngày liên tục ở thời điểm đông chí, tức là giữa tháng 12), những người đàn ông trong làng sẽ làm bánh mì hình con dê. Trong khi đó, người phụ nữ sẽ hát những ca khúc truyền thống ca ngợi thần Balomain.

Người Kalasha tin rằng, những bài hát như là lời mời các vị thần linh ghé xuống ngôi làng và ban phước lành cho họ. Dù còn nhiều khó khăn và nghèo đói vây quanh, những người Kalash vẫn tràn ngập tiếng cười và điệu nhảy trong lễ hội.

Tại lễ hội này, phụ nữ có thể tìm người tình ngoài chồng. Tuy vậy, nếu người tình mới muốn lấy người phụ nữ đã có chồng, thì phải thực hiện thủ tục bồi hoàn. Theo đó, người phụ nữ này sẽ viết một lá thư, thông báo với người tình mới về tình trạng hôn nhân của mình, cùng việc bồi hoàn lễ vật.

Nếu người chồng từng bỏ sính lễ 1 con bò để cưới vợ, thì người tình của vợ phải trả cho chồng cô ta 2 con bò, nếu muốn làm chồng của cô. Nếu không có 2 con bò, thì họ chỉ có thể hẹn hò với nhau, chứ không được công nhận là vợ chồng chính thức. Đối với một đất nước với 95% người Hồi giáo, nơi có những quy định được cho là vô cùng khắt khe và nghiêm khắc như Pakistan, thì quan niệm trên là một bước tiến đáng kể.

Người Kalash, bộ tộc có AND hiếm có ở Pakistan - Ảnh 4.

Lễ hội của người Kalash thường gắn với các thời kỳ thu hoạch khác nhau. Ảnh: OutlookIndia

Nhiều yếu tố văn hóa truyền thống của người Kalash vẫn tiếp tục được duy trì cho đến ngày nay. Tuy nhiên, không ít yếu tố này đã bị ảnh hưởng ít nhiều bởi sự xâm nhập của lối sống hiện đại, khi những con đường liên tiếp được mở ra phục vụ việc đi lại cho các phương tiện giao thông giúp tiếp cận đến các ngôi làng một cách dễ dàng. Các cửa hàng cung cấp thịt, rau củ, các thực phẩm và sản phẩm tiêu dùng khác… đã được mở trong các thung lũng. Ti vi, điện thoại di động, máy tính… ngày một phổ biến ở đây.

Du lịch cũng đã xâm nhập vào các làng Kalash. Khách du lịch thường đến vào mùa xuân và mùa hè để chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngoạn mục của vùng đất này, cũng như lối sống độc đáo của người Kalash. Những người dân trong làng cũng coi du lịch như một cách kiếm tiền và đã xây dựng lên các nhà nghỉ, khách sạn và các cửa hàng bán đồ thủ công địa phương.

Một trong những dịp tốt nhất để đến thăm các ngôi làng Kalash là trong các lễ hội. Các lễ hội nổi tiếng bao gồm Joshi vào tháng 5, Uchao vào tháng 8 và Choimus vào tháng 12.

Nguồn: Theo BBC, OutlookIndia

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Miếu Nổi - ngôi cổ miếu trên dòng sông Vàm Thuật

Miếu Nổi - ngôi cổ miếu trên dòng sông Vàm Thuật

Phù Châu Miếu là tên gọi chính thức nhưng người dân vẫn quen gọi là Miếu Nổi do vị trí biệt lập trên cù lao sông Vàm Thuật, thuộc quận Gò Vấp, TPHCM. Miếu được xây dựng từ thời vua Gia Long và được trang trí chủ yếu từ mảnh sành, sứ. Đây cũng là nơi được nhiều bạn trẻ đến viếng và “check-in” vì nét độc lạ và nằm ngay trong Thành phố.