Người phụ nữ đầu tiên của bộ tộc Kalinga được truyền nghề xăm

26/05/2021 21:41
Nghệ nhân Whang-Od Oggay

Nghệ nhân Whang-Od Oggay

Được cha dạy nghề năm 15 tuổi, nghệ nhân Whang-Od Oggay là phụ nữ đầu tiên của bộ tộc Kalinga học nghề xăm.

Ở tuổi 102, nghệ nhân Whang-Od Oggay (bộ tộc Kalinga, Philippines) đang gìn giữ một nét bản sắc truyền thống của địa phương. Hàng ngày, bà vẫn giữ thói quen dậy sớm để pha mực, chuẩn bị các nguyên liệu như gai bưởi, thanh tre, nước, than để phục vụ các du khách trên khắp thế giới tới Kalinga.

Mặc dù để đi từ thủ đô Manila đến ngôi làng miền núi Buscalan phải mất 15 giờ đồng hồ lái xe, sau đó phải đi bộ một quãng đường dài nữa nhưng du khách không ngại đường xa để có thể sở hữu một hình xăm ấn tượng do nghệ nhân Whang-Od Oggay thực hiện. Các hình xăm này được đánh giá là có độ bền và sắc nét. Mỗi hình xăm in dấu bản sắc bộ lạc, các loài động vật đều có ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh, vẻ đẹp và khả năng sinh sản.

Người phụ nữ đầu tiên của bộ tộc Kalinga được truyền nghề xăm - Ảnh 1.

Nghệ nhân Whang-Od Oggay là phụ nữ đầu tiên của bộ tộc Kalinga học nghề xăm

Người Kalinga cho rằng, hình xăm là một nét nghệ thuật cơ thể, tiêu chuẩn của vẻ đẹp nữ tính. Ngay từ thời bà Whang-Od Oggay, bà và các bạn bè của mình đều xăm hình kín tay và chân. Bà bắt đầu được cha dạy nghề năm 15 tuổi và là phụ nữ đầu tiên của bộ tộc học nghề xăm. Bà Whang-Od Oggay không có con nên theo truyền thống sẽ truyền nghề lại cho những người cháu để nghệ thuật này không bị thất truyền.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Miếu Nổi - ngôi cổ miếu trên dòng sông Vàm Thuật

Miếu Nổi - ngôi cổ miếu trên dòng sông Vàm Thuật

Phù Châu Miếu là tên gọi chính thức nhưng người dân vẫn quen gọi là Miếu Nổi do vị trí biệt lập trên cù lao sông Vàm Thuật, thuộc quận Gò Vấp, TPHCM. Miếu được xây dựng từ thời vua Gia Long và được trang trí chủ yếu từ mảnh sành, sứ. Đây cũng là nơi được nhiều bạn trẻ đến viếng và “check-in” vì nét độc lạ và nằm ngay trong Thành phố.