Nghệ thuật múa tham gia vào mọi lĩnh vực đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số. Sau đây là một số điệu múa trong lễ hội và sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các dân tộc Việt Nam.

NHỮNG ĐIỆU MÚA NGÀN NĂM CÒN MÃI

Nghệ thuật múa tham gia vào mọi lĩnh vực đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.  Nghệ thuật múa các dân tộc ít người có thể quy nạp thành 8 ý nghĩa: chủ thể, cội nguồn, hội tụ, bản sắc, liên kết, bình đẳng, giao lưu, giải trí. Nghệ thuật múa, nghệ thuật biểu diễn là những thành tố đặc biệt quan trọng, nhiều khi trở thành linh hồn của lễ hội. Sau đây là một số điệu múa trong lễ hội và sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các dân tộc Việt Nam.


Múa katu của người Cơ Tu

Mô típ cơ bản của điệu múa katu là: Những cánh tay trần, nhẹ nhàng nâng dần lên cao, đôi tay tạo thành đường dây cung đối nhau chuyển động trong tiếng trống, tiếng cồng. Bước chân nhún nhẹ lướt, xoay cùng dáng người nghiêng nghiêng. Rồi bỗng lượn gấp cúi, xoay người bật vươn lên cùng chân, khuỷu tay đưa lên cao. Sự chuyển động nhịp nhàng của động tác đầu, tay, thân người, chân và hướng độ trong múa đã hình thành môtíp chủ đạo như một cơ thể hoàn mỹ, hấp dẫn.

Những điệu múa ngàn năm còn mãi - Ảnh 1.

Phụ nữ Cơ Tu biểu diễn điệu múa truyền thông

Múa sạp của dân tộc Mường

Múa sạp của dân tộc Mường xuất phát điểm từ trò chơi dân gian mà thành nghệ thuật múa. Khởi đầu là trò chơi đập gậy, đập chày, đâm ống, đâm đuống, trải qua quá trình phát triển, nghệ thuật múa sạp ngày càng phong phú, sinh động hàm chứa tính nghệ thuật cao.

Những điệu múa ngàn năm còn mãi - Ảnh 2.

Giao lưu văn hóa với đồng bào dân tộc Mường

Múa nón của dân tộc Thái

Các nhà sưu tầm nghiên cứu đã thống kê được khá nhiều động tác trong hệ thống múa nón như: Đưa nón ra phía trước, xoay hai bên, ngửa hứng hoa, đọ nón, lao nón, nón trên đầu, xoay nón, che nón nghiêng, nón trước sau, xoay nón trên đầu, nón cúp phá, đưa nón hai bên, ngồi xoay nón, nón ngửa sau gáy, quay nón di động. Mô típ cơ bản là cúp phá (nón bổ) có hai phần nhún tại chỗ và nhún đổi chỗ cho nhau.

Những điệu múa ngàn năm còn mãi - Ảnh 3.

Múa chàm rông của dân tộc Chăm

Điệu múa được lưu truyền từ đời này qua đời khác, còn có tên gọi chà prông, nó thường được trình diễn trong lễ hội Rijia prông. Mô típ chủ đạo với động tác cơ bản của phần tay: Hai tay cầm quạt bật, hất cổ tay xoay quạt, nhấn hất lên. 

Những điệu múa ngàn năm còn mãi - Ảnh 2.

Một điệu múa truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm

Khi múa, hai tay xòe quạt song song, uốn bật hất cổ tay sang phải sang trái. Hoặc, hai khuỷu tay gập, cầm quạt dựng thẳng gần ngang vai giữ phần khung tay ổn định. Động tác cơ bản phần chân là bước nhảy nhẹ, một chân hơi kiễng, một chân làm trụ. Rồi đổi chân trụ, tiếp tục động tác nhún bật lên. Mọi động tác múa tiến hành trong nhịp trống ghinăng, kèn saranai và đàn kanhi.

Múa đội nước của đồng bào dân tộc Chăm

Múa tết nhảy người Dao

Múa tết nhảy còn gọi là múa ra binh vào tướng hoặc múa chiến binh, biểu dương tinh thần thượng võ với những động tác nhảy, quay, nhún nhảy, bật tung người. Đạo cụ để múa là dao găm hơi cong. Nhạc cụ đệm là trống, thanh la, não bạt.

Những điệu múa ngàn năm còn mãi - Ảnh 3.

Phụ nữ và trẻ em người Dao diện những bộ đồ mời để xem biểu diễn múa tết nhảy

Múa trống Sa-dăm của người Khmer

Đây là điệu múa đặc trưng của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long. Múa trống Sa-dăm có tính vui nhộn, hoạt bát, hóm hỉnh, mang nhiều yếu tố sáng tạo ngẫu hứng và phóng khoáng. Điệu múa có tính kỹ thuật cao như quay nhảy, nhào lộn, uốn dẻo, bật tường, quay đĩa, nẩy người, nhiều động tác có yếu tố kỹ thuật xiếc. Múa biến hóa rất nhiều, vừa múa vừa đánh trống bằng nhiều cách: Bàn tay, nắm tay, cùi chỏ, khuỷu tay, đầu gối, gót chân.

Những điệu múa ngàn năm còn mãi - Ảnh 4.

úa trống Sa-dăm. Là một loại trống truyền thống của bà con Khmer, trống Sa-dăm được trình tấu kết hợp với những điệu múa đặc trưng và diễn ra trong các lễ hội

Xoang của người Ba na

Xoang là loại múa cho quảng đại quần chúng được trình diễn trong các dịp lễ, Tết, sinh hoạt văn hóa cộng đồng của buôn làng. Xoang có nhiều loại khác nhau và được sử dụng trong các trường hợp khác nhau, như xoang grong pơsat múa trong lễ grong pơsat, xoang samơk múa trong hội samơk.

Những điệu múa ngàn năm còn mãi - Ảnh 4.

Trong kho tàng sử thi Tây Nguyên, vũ điệu Xoang của người Ba Na đang được bảo tồn và lưu giữ, đáp ứng tốt việc khai thác và phát triển kinh tế, du lịch trên nền tảng văn hóa truyền thống


THỰC HIỆN: THÚY HẰNG. ẢNH: TL, ST.