Trong suốt hơn 10 năm gắn bó với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, nữ doanh nhân Trương Thị Thu Thủy, Giám đốc Doanh nghiệp Xã hội Chie-Dupudupa đã lặng lẽ thu thập cả nghìn hiện vật (quần áo, trang sức, vật dụng sinh hoạt...) của đồng bào người Mông, Dao, Thái, Lào và tổ chức phòng trưng bày mở cửa cho các du khách thăm quan miễn phí.
Nữ doanh nhân “lặng lẽ” thu thập hàng nghìn hiện vật của đồng bào người H’Mông, Dao, Thái, Lào - Ảnh 2.

Hiện phòng trưng bày được đặt tại tầng 3 số 66 Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm) – cũng là cửa hàng chuyên bán các sản phẩm thời trang, đồ trang trí trong gia đình, quà lưu niệm, đồ chơi nhồi bông cho trẻ em… được dệt, may thủ công bởi bà con các đồng bào dân tộc thiểu số.

Nữ doanh nhân “lặng lẽ” thu thập hàng nghìn hiện vật của đồng bào người H’Mông, Dao, Thái, Lào - Ảnh 3.

Chia sẻ cơ duyên đưa mình đến với các hiện vật, chị Thủy cho biết, cách đây 10 năm, bản thân có tham gia một dự án do JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) tài trợ nhằm hỗ trợ sinh kế cho bà con ở các tỉnh miền núi phía Bắc (Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu).

Nữ doanh nhân “lặng lẽ” thu thập hàng nghìn hiện vật của đồng bào người H’Mông, Dao, Thái, Lào - Ảnh 4.

Công việc của chị là tìm hiểu về hoa văn truyền thống của bà con, sau đó thiết kế các sản phẩm ứng dụng và hướng dẫn dạy nghề may, dạy phối màu, dạy quản lý sản xuất cho bà con đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Thái, Lào.

Nữ doanh nhân “lặng lẽ” thu thập hàng nghìn hiện vật của đồng bào người H’Mông, Dao, Thái, Lào - Ảnh 5.

“Bản thân tôi ban đầu không chủ tâm sưu tầm, phải lưu giữ bao nhiêu hiện vật để đạt được thành tích gì cả. Chỉ đơn giản mình có duyên gặp, mình giữ lại được thì giữ thôi, bởi nếu không giữ được những hiện vật này, có thể sẽ được bán ra nước ngoài hết, và ngay chính bà con về sau cũng không còn nhớ về những sản phẩm thuộc về truyền thống của dân tộc mình nữa. Ví dụ, về ý nghĩa của các hoa văn trên các sản phẩm dệt thủ công, nếu hỏi các bạn trẻ bây giờ thì rất ít người nhớ được”, chị Thủy trải lòng.

 

Hiện nay, chị Thủy sở hữu cả nghìn hiện vật phân ra làm 3 loại. Hiện vật gồm những vật dụng thuộc về sinh hoạt đời sống ngày – các cối đạp lúa, cối giã gạo, cối giã gia vị, ghế ngồi, ống đựng nước… Các vật dụng này đều được bà con làm thủ công, bằng chất liệu tre, gỗ - những thứ có xung quanh nhà.

Nữ doanh nhân “lặng lẽ” thu thập hàng nghìn hiện vật của đồng bào người H’Mông, Dao, Thái, Lào - Ảnh 7.

Thứ hai là trang phục cổ truyền nguyên bản của bà con. Đây là loại hiện vật chị Thủy có nhiều nhất. “Tôi rất thích yếm của người Mông nên hiện đã sưu tầm được vài chục cái. Cặp váy cổ của người Mường rất độc đáo, tôi sưu tầm được khoảng 100 cái. Về những tấm thổ cẩm, mỗi dân tộc tôi có từ 50-70 cái”, chị Thủy thống kê.



Loại hiện vật thứ 3 gồm những bộ trang sức cưới bằng bạc. Số lượng hiện vật này có ít vì giá mỗi bộ là rất lớn, có những bộ có giá tới vài chục triệu đồng. Tuy giá trị vật chất là vậy nhưng giá trị tinh thần thì cũng vô cùng lớn, trang sức cưới là lễ vật chiếm một ý nghĩa quan trọng trong đời sống của bà con. Dưới xuôi cô dâu chú rể trao nhẫn cưới cho nhau, còn đồng bào vùng cao sẽ trao vòng tay.

Nữ doanh nhân “lặng lẽ” thu thập hàng nghìn hiện vật của đồng bào người H’Mông, Dao, Thái, Lào - Ảnh 10.

Ngoài ra ở phòng trưng bày vẫn có một số hiện vật khác như khuôn in tiền vàng trong lễ cấp sắc của đồng bào người Dao...

Nữ doanh nhân “lặng lẽ” thu thập hàng nghìn hiện vật của đồng bào người H’Mông, Dao, Thái, Lào - Ảnh 11.

Hiện tại ở phòng trưng bày chủ yếu trưng bày các vật dùng trong đời sống hàng ngày. Trong số này, chị Thủy ấn tượng nhất đối với chiếc cối giã các loại gia vị của gia đình chị Lò Thị Viên (dân tộc Lào, trú tại xã Na Sang, huyện Mường Chà, Điện Biên). Đây là món quà cưới chị Thủy nhận trong ngày lễ thành hôn của mình. Và còn một điều đặc biệt, đây cũng là hiện vật đầu tiên chị sưu tầm mà theo chị Thủy là hiện vật “mở mản cho tất cả những hiện vật sau này”.

Nữ doanh nhân “lặng lẽ” thu thập hàng nghìn hiện vật của đồng bào người H’Mông, Dao, Thái, Lào - Ảnh 12.

Như lời chị Thủy chia sẻ, trong những năm tháng sống 3 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm ) với bà con vùng cao, chị thích nhất khoảnh khắc ngồi bên bếp lửa. Ở gần khu vực này, bà con bao giờ cõ có 1-2 chiếc gối để giã các loại gia vị, gia vị đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa ẩm thực.

Nữ doanh nhân “lặng lẽ” thu thập hàng nghìn hiện vật của đồng bào người H’Mông, Dao, Thái, Lào - Ảnh 13.

Và chiếc cối này thường được bố làm cho con, anh làm cho em… trên một khúc gỗ, bên ngoài khúc đỗ được đẽo gọt thủ công, phần lòng cối họ đặt một cục than củi, khi nào than cháy hết họ lại thay than khác và vét tro đi. Nhìn vào quá trình đấy, mới thấy việc làm một chiếc cối là rất lâu, cái nào cũng có câu chuyện riêng, không có cái nào giống cái nào.

Nữ doanh nhân “lặng lẽ” thu thập hàng nghìn hiện vật của đồng bào người H’Mông, Dao, Thái, Lào - Ảnh 14.

Tuy vậy, vì thấy chiếc cối ám tro, không được đẹp đẽ, lịch sự để làm quà tặng cho người thành phố, chị Viên đã đem chiếc cối này ra suối và cọ trắng phau. “Bà con rất thật thà, chân thành mang ra suối cọ cho trắng phau đi. Khi nhìn thấy, tôi đã phát khóc, bởi bản thân vốn thích vẻ cũ kỹ của nó”, chị Thủy kể.

Nữ doanh nhân “lặng lẽ” thu thập hàng nghìn hiện vật của đồng bào người H’Mông, Dao, Thái, Lào - Ảnh 15.

Mỗi lần đi công tác vùng cao, lần ít thì nửa tháng, lần nhiều thì 1 tháng. Khi trở về, ngoài các sản phẩm dệt thủ công của bà con, chị Thủy còn mang rất nhiều hiện vật từ vùng cao trở về (bàn, ghế, cối giã gạo, khung cửi…) và ai nhìn cũng thấy giống “một bà đồng nát”, theo lời chị Thủy. Vì phải chở nhiều đồ, nên người xe ôm và lái xe taxi thường được dịp “chém” chị Thủy nhiệt tình.

 

Để có được số lượng hiện vật đồ sộ của ngày hôm nay, trước đó chị Thủy đã nhiều lần lâm vào cảnh túng thiếu, phải vay mượn bạn bè để mua. “Chứ không phải lúc nào cũng có tiền sẵn đâu. Tôi giàu mọi thứ, trừ tiền”, chị Thủy cười tươi nói.

Nữ doanh nhân “lặng lẽ” thu thập hàng nghìn hiện vật của đồng bào người H’Mông, Dao, Thái, Lào - Ảnh 17.

Và ý định mở phòng trưng bày đến với chị Thủy cũng rất tự nhiên, cuối năm 2019, nhân dịp chủ nhà cho thuê nốt tầng 3, chị túc tắc trang trí, bày biện ngót nửa năm thì hình thành diện mạo một phòng trưng bày. Được biết, chị Thủy tốt nghiệp cử nhân ngành Điêu khắc.

Nữ doanh nhân “lặng lẽ” thu thập hàng nghìn hiện vật của đồng bào người H’Mông, Dao, Thái, Lào - Ảnh 18.

Những ngày trong dịch bệnh Covid-19 khiến những con phố cổ trở nên ảm đạm, nhiều cửa hàng phải đóng cửa, nhiều người tò mò và ghé vào cửa hàng của chị Thủy thăm quan. Khi biết tại đây có trưng bày và mở cửa miễn phí thăm quan các hiện vật của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhiều người đã “mắt chữ A, mồm chữ O”. Bởi không ai nghĩ rằng ở khu phố cố, lại có người để hàng chục m2 để trưng bày những hiện vật này.

Nữ doanh nhân “lặng lẽ” thu thập hàng nghìn hiện vật của đồng bào người H’Mông, Dao, Thái, Lào - Ảnh 19.

“Lúc dịch được kiểm soát, nhiều bậc phuynh cũng đưa con cái đến đây để các cháu tìm hiểu. Có lẽ vì chưa thấy bao giờ nên các con rất tò mòm thích thú”, chị Thủy chia sẻ. Nữ giám đốc cho hay, khi dịch bệnh đã được kiểm soát, doanh nghiệp của chị sẽ tổ chức những sự kiện nho nhỏ như triển lãm trang sức bạc, triển lãm chân váy, triển lãm cạp váy của người Mường… để lan tỏa giá trị văn hóa tới nhiều người hơn, đặc biệt là người Việt Nam.

Nữ doanh nhân “lặng lẽ” thu thập hàng nghìn hiện vật của đồng bào người H’Mông, Dao, Thái, Lào - Ảnh 20.

Được biết, ngoài hoạt động trưng bày các hiện vật nói trên, chị Thủy đã hợp tác với một số nhóm bà con dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên thông qua các lớp tập huấn miễn phí: thêu, dệt, may, quản lý sản xuất… và đã phát triển đa dạng sản phẩm mang tính ứng dụng cao từ vài dệt tay-phụ kiện thời trang, đồ dùng và trang trí trong gia đình bằng vải, quà lưu niệm… Qua đó, góp phần tạo thu nhập ổn định cho mỗi bà con từ 2 - 4 triệu đồng/tháng.

 

Thực hiện: Trường Hùng