Những ngày cuối tháng Ramadam, nữ tín đồ Hồi giáo Vũ Khánh Chi (30 tuổi) tham gia phát cơm miễn phí cho nhiều tín đồ Hồi giáo khác tại Thánh đường Hồi giáo Al-Noor Hà Nội (số 12 Hàng Lược, phường Hàng Mã, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Nữ tín đồ Hồi giáo người Việt với công việc phát cơm miễn phí trong tháng Ramadam  - Ảnh 1.

Những ngày cuối tháng Ramadam, nữ tín đồ Hồi giáo Vũ Khánh Chi (huyện Đông Anh, Hà Nội, ngoài cùng, bên phải) tham gia phát cơm miễn phí cho những tín đồ Hồi giáo khác tại Thánh đường Hồi giáo Al-Noor Hà Nội

Những ngày cuối tháng Ramadam, nữ tín đồ Hồi giáo Vũ Khánh Chi (30 tuổi) tham gia phát cơm miễn phí cho nhiều tín đồ Hồi giáo khác tại Thánh đường Hồi giáo Al-Noor Hà Nội (số 12 Hàng Lược, phường Hàng Mã, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Nữ tín đồ Hồi giáo người Việt với công việc phát cơm miễn phí trong tháng Ramadam  - Ảnh 2.

Ramadam là tháng thứ chín theo lịch âm của người Hồi giáo và được coi là tháng lễ linh thiêng nhất. Tính theo lịch dương, tháng Ramadam năm nay bắt đầu từ ngày 12/4 cho đến hết ngày 12/5. Những ngày này, tín đồ theo đạo Hồi sẽ thực hiện nghiêm quy định swam (nhịn ăn) vào ban ngày, chỉ dùng bữa “iftar” (xả chay) khi mặt trời lặn, làm từ thiện và cầu nguyện.

Nữ tín đồ Hồi giáo người Việt với công việc phát cơm miễn phí trong tháng Ramadam  - Ảnh 3.

Chuẩn bị cho bữa xả chay trong ngày thứ Sáu đầu tiên của tháng 5 (vào ngày 7/5), từ trước đó, chị Khánh Chi và những người trong cộng đồng của mình đã gom góp tiền nấu những suất ăn từ thiện, phát cho những người Hồi giáo tại Thánh đường Hồi giáo Al-Noor Hà Nội

Nữ tín đồ Hồi giáo người Việt với công việc phát cơm miễn phí trong tháng Ramadam  - Ảnh 4.

“Công việc này là một niềm vinh hạnh của bất cứ một người Hồi giáo nào. Không chỉ vậy, trong tháng này, chúng tôi luôn cố gắng để cho đi nhiều hơn, hành lễ nhiều hơn, kiểm soát bản thân mình nhiều hơn khỏi những lời nói không hay, những ý nghĩ không tốt”, chị Khánh Chi chia sẻ

Nữ tín đồ Hồi giáo người Việt với công việc phát cơm miễn phí trong tháng Ramadam  - Ảnh 5.

Khác với bữa “iftar” các năm trước, những tín đồ Hồi giáo từ khắp nơi trên địa bàn Hà Nội sẽ đổ về Thánh đường cùng dự bữa ăn chung trong không khí đông vui, tấp nập

Nữ tín đồ Hồi giáo người Việt với công việc phát cơm miễn phí trong tháng Ramadam  - Ảnh 6.

Bữa “iftar” năm nay diễn ra vào đúng thời điểm dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở Việt Nam. Trước tình hình này, Thánh đường phải ra thông báo tạm dừng mở cửa. Việc phát cơm vì đó mà diễn ra nhanh chóng, mọi người đến nhận và mang về ăn tại nhà. “Và thường sẽ ăn sau 6h30 tối”, chị Khánh Chi cho biết.

Nữ tín đồ Hồi giáo người Việt với công việc phát cơm miễn phí trong tháng Ramadam  - Ảnh 7.

Bên cạnh những công việc thiện nguyện trên, chị Khánh Chi cũng tham gia những việc từ thiện khác ở ngoài xã hội như trao quà cho người nghèo và gửi quần áo cho trẻ em ở các tỉnh vùng cao. Tuy vậy, khác với các tôn giáo khác, người Muslim (Hồi giáo) thường hướng đến giúp đỡ những người Muslim khác nghèo khổ hơn mình.

Nữ tín đồ Hồi giáo người Việt với công việc phát cơm miễn phí trong tháng Ramadam  - Ảnh 8.

Được biết, chị Khánh Chi gia nhập đạo Hồi từ năm 2016 và là một trong số ít nữ tín đồ người Việt tham gia sinh hoạt tín ngưỡng tại Thánh đường Hồi giáo Al-Noor Hà Nội. Đây cũng là thánh đường Hồi giáo duy nhất ở miền Bắc.

Nữ tín đồ Hồi giáo người Việt với công việc phát cơm miễn phí trong tháng Ramadam  - Ảnh 9.

Hiện nay, chị Khánh Chi đang là giám đốc một công ty xuất nhập khẩu trè xanh và nông sản sang Trung Đông, có trụ sở đặt tại Hà Nội.

Nữ tín đồ Hồi giáo người Việt với công việc phát cơm miễn phí trong tháng Ramadam  - Ảnh 10.

“Tham gia sinh hoạt tại đây có khoảng 800 tín đồ Hồi giáo, bao gồm các quan chức ngoại giao và các doanh nhân đến từ trên 20 quốc gia. Trong số đó, số lượng tín đồ người Việt có khoảng 100 người thường xuyên đến để cầu nguyện”, ông Đoàn Hồng Cương, Phó Ban quản trị Thánh đường Hồi giáo Al-Noor Hà Nội cho hay.

Nữ tín đồ Hồi giáo người Việt với công việc phát cơm miễn phí trong tháng Ramadam  - Ảnh 11.

Thánh đường Hồi giáo Al-Noor Hà Nội (số 12 Hàng Lược, phường Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi chị Khánh Chinh tham gia sinh hoạt tôn giáo.

Thực hiện: Trường Hùng

Ảnh: Trường Hùng, NVCC