Phú Thọ: Trên 92% hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

26/09/2021 21:14
Ảnh minh họa: ST

Ảnh minh họa: ST

Tại tỉnh Phú Thọ, tỷ lệ thôn, bản vùng dân tộc thiểu số có đường ô tô đến trung tâm đạt 100%; tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 92%.

Giai đoạn 2016-2020, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế (KT-XH) vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Cơ sở hạ tầng được tăng cường; hệ thống chính trị, trình độ đội ngũ cán bộ không ngừng được củng cố; bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc được gìn giữ và phát huy; bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS) của tỉnh là 30,08% (giảm 3,48% so với năm 2016). Thu nhập bình quân đầu người của người DTTS năm 2020 đạt khoảng 34,9 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ thôn, bản vùng DTTS có đường ô tô đến trung tâm đạt 100%. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế của người DTTS đạt 96,36%. Tỷ lệ hộ đồng bào DTTS sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 92%. Nguồn nhân lực vùng DTTS được đào tạo nghề đạt 65%.

Phú Thọ: Trên 92% hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh  - Ảnh 1.

Người dân tỉnh Phú Thọ chung tay xây dựng nông thôn mới

Trên địa bàn tỉnh, các xã vùng dân tộc và miền núi có 5 trường dân tộc nội trú, với 1.102 học sinh; 3 trường phổ thông dân tộc bán trú với 34 lớp, 1.084 học sinh; 7 trường phổ thông có học sinh bán trú, với 2.570 học sinh. Tổng số học sinh người DTTS là 75.892 học sinh, chiếm trên 19% tổng số học sinh toàn tỉnh. 100% các xã, thị trấn miền núi có trung tâm học tập cộng đồng. Tỷ lệ phòng học kiên cố vùng dân tộc đạt 100%. Hơn 90% trẻ em trong độ tuổi được đến trường. Có 19 di tích thuộc vùng DTTS được Nhà nước xếp hạng; 12 lễ hội đã được tổ chức phục dựng và duy trì tại các địa phương. Có 9/58 xã thuộc vùng DTTS&MN đạt tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Để chuẩn bị cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Phú Thọ cơ bản đã hoàn thiện các thủ tục rà soát và xác định nhu cầu vốn kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 của 10 dự án thành phần.

Để triển khai hiệu quả các chính sách, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tỉnh Phú Thọ đề nghị Ủy ban Dân tộc xem xét bố trí thêm nguồn vốn ODA để nâng cao định mức đầu tư đối với các xác đặc biệt khó khăn và đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS&MN chọn huyện Tân Sơn là huyện chỉ đạo điểm để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia... 

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Thọ về chuẩn bị triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2030 mới đây, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị tỉnh Phú Thọ đặc biệt quan tâm đến công tác thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Chương trình Mục tiêu quốc để phân công đầu mối triển khai cụ thể. Lượng kinh phí triển khai Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2022 rất lớn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đề nghị tỉnh bố trí nguồn vốn đối ứng, giao các sở ngành làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư. Ngoài ra, ông Hầu A Lềnh đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm đến số lượng biên chế cho Ban Dân tộc tỉnh và công tác tạo nguồn cán bộ cho cơ quan làm công tác dân tộc ở vùng DTTS, để có đội ngũ am hiểu phong tục, tập quán, văn hóa của đồng bào, góp phần triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.