Sức sống của trò chơi dân gian, truyền thống các dân tộc vùng núi phía Bắc

25/05/2021 07:55
Người Lự với trò chơi đánh gối

Người Lự với trò chơi đánh gối

Cùng với rèn luyện sức khỏe, kết nối cộng đồng, trò chơi truyền thống còn gửi gắm những ước muốn thuần hậu về sức khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, an lành của đồng bào.

Miền núi phía Bắc gồm 14 tỉnh, được chia làm 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc, với 40 dân tộc sinh sống, chiếm 13,5% dân số cả nước. Chủ thể văn hóa nơi đây đã sáng tạo nên một kho tàng văn hóa đặc sắc mà trò chơi dân gian, truyền thống là một bộ phận cấu thành với nhiều nét đặc thù tạo nên mảng sắc màu độc đáo trong nền văn hóa Việt Nam.

Mỗi dân tộc có những trò chơi dân gian truyền thống mang nét đặc trưng, sắc thái riêng của mình. Tục giã bánh dày của người Mông ở Lai Châu, Điện Biên và nhiều vùng khác có từ lâu đời, gắn liền với lễ cưới và các lễ hội lớn. Giã bánh và nặn bánh là một khâu đòi hỏi sức khỏe, khéo léo nên đã trở thành cuộc thi đấu để có được món bánh dẻo, mịn.

Tok mak lẹ là trò chơi dân gian của dân tộc Thái ở Sơn La, được phát sinh, sáng tạo khi vào rừng lấy củi của phụ nữ Thái. Nó đòi hỏi những kỹ năng liên hoàn, tương tự như trò chơi đánh đáo, bắn bi của người Kinh.

Bên cạnh trò chơi mang sắc thái riêng của từng dân tộc, có nhiều trò chơi mang tính phổ biến của nhiều cộng đồng dân tộc ở vùng núi phía Bắc do sự tương đồng và giao thoa văn hóa như: Tung còn, nhảy sạp, nhảy dây, đẩy gậy, kéo co, đi cà kheo...

Đánh yến của người Hà Nhì

Đánh yến của người Hà Nhì

Chơi đu của trẻ em dân tộc Tày, Mường

Chơi đu của trẻ em dân tộc Tày, Mường

Kéo co của người Nùng

Kéo co của người Nùng

Người Mông giã bánh giầy

Người Mông giã bánh giầy

Người La Chí ném còn

Người La Chí ném còn

Dù mang những sắc thái riêng, cách thức thực hiện khác nhau nhưng trò chơi này luôn mang đến sự hứng khởi và những phút giây thư giãn sau những ngày lao động vất vả. Vì vậy, trò chơi dân gian, truyền thống thường gắn liền với các lễ hội của đồng bào, tập trung nhất và vào mùa Xuân. Sau phần lễ, các trò chơi, trò diễn được tiếp nối, kết nối cả cộng đồng cùng tham gia hoặc cổ vũ.

Đây cũng là dịp già trẻ, gái trai đua tài, thể hiện và rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai, bền bỉ hay khéo léo, nhanh nhẹn, chính xác... Chủ thể văn hóa cũng gửi gắm vào đây những ước muốn thuần hậu về sức khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội, cuộc sống ấm no, an lành.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn