Tại sao thiền chỉ là ngồi một chỗ rồi hít thở mà có thể hỗ trợ chữa bệnh?

13/10/2021 09:38
Thiền mang lại nhiều tác động tích cực, giúp giảm stress, bình ổn huyết áp. Ảnh minh họa

Thiền mang lại nhiều tác động tích cực, giúp giảm stress, bình ổn huyết áp. Ảnh minh họa

Thiền cũng là một phương pháp chữa bệnh được người xưa áp dụng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc là tại sao thiền chỉ ngồi một chỗ rồi hít thở mà có thể hỗ trợ chữa bệnh?

Trong truyền thống tu tập của đạo Phật thì thiền đóng vai trò then chốt. Thiền giúp người trong cuộc an lạc và chăm chú có thể nhìn sâu vào bản thân và hoàn cảnh để thấy được thực tại của mình và hoàn cảnh. Nhờ đó, giúp người tập thiền thoát khổ đau và ràng buộc. Thiền tập có khả năng giúp trị liệu và chuyển hóa những khổ đau bất an ở người tập nên có thể hỗ trợ chữa bệnh.

Các nhà khoa học hiện đại cho rằng, sự biến đổi của môi trường, địa lý, thức ăn độc hại, hóa chất, virus, vi khuẩn xâm nhập... là tác nhân gây bệnh thứ nhất cho con người. Nhưng tác nhân này chỉ chiếm 10% nguyên nhân gây bệnh. Tác nhân thứ hai chiếm đến 90% nguyên nhân gây bệnh cho cơ thể chính là từ bên trong mỗi chúng ta.

Trong cuộc sống thường ngày chúng ta bị cuốn vào vòng xoáy xã hội, phải lao động, học tập liên tục, đôi khi vì sức ép căng thẳng kéo dài cộng với ô nhiễm môi trường xung quanh, guồng máy cơ thể đã phải hoạt động quá mức bình thường. Nếu sự mất cân bằng ngày càng gia tăng sẽ làm ách tắc hệ thống kinh mạch. Khi khí huyết không được lưu thông, một số bộ phận trong cơ thể sẽ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, khí chất và dần dần cơ quan đó của cơ thể sẽ sinh ra bệnh tật.

Tại sao thiền chỉ là ngồi một chỗ rồi hít thở mà có thể hỗ trợ chữa bệnh? - Ảnh 1.

Thiền sẽ giúp hệ thống kinh mạch bị ách tắc của cơ thể được khai thông

Thiền sẽ giúp hệ thống kinh mạch bị ách tắc của cơ thể được khai thông, dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ tới các cơ quan bị tổn thương, dần dần tạo lập lại sự cân bằng cho toàn bộ cơ thể. Đây chính là cơ chế hỗ trợ trị bệnh của thiền.

Nhiều công trình nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh: Thiền mang lại nhiều tác động tích cực, giúp giảm stress, bình ổn huyết áp, giảm cholesterol và hoạt chất cortisol trong máu, tăng cường hệ miễn dịch và khả năng sáng tạo…

Lí do thiền giúp tăng cường hệ miễn dịch bởi ngồi thiền giúp cơ thể được thư giãn. Trong khi đó, lo lắng và căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến suy yếu hệ miễn dịch, khiến chúng ta dễ mắc bệnh hơn. Khi cơ thể thư giãn, sẽ hạn chế căng thẳng nên giúp ích cho hệ miễn dịch của bạn. Ngoài ra, ngồi thiền giúp bạn thả lỏng cơ thể, giảm cảm giác mệt mỏi, lo âu, vì thế mang lại nhiều lợi ích cho hệ thần kinh, hạn chế stress.

Các nhà khoa học cho rằng, thiền định là cách tốt nhất để kìm lại quá trình lão hóa, không chỉ thể hiện ra ngoài cơ thể, trên làn da, mà cả trong não bộ của bạn. Điều này giúp tế bào não phục hồi các thương tổn.

Bên cạnh đó, thiền cũng có thể giúp giảm đau. Trong quá trình ngồi thiền, bạn sẽ tập trung vào nhiều vùng trên cơ thể, qua hơi thở có kiểm soát và giúp thư giãn tâm trí. Nếu bạn hay bị đau, căng cơ hoặc chuột rút, thiền có thể giúp bạn giảm đau, co cơ và chuột rút cơ bắp.

Mất ngủ là tình trạng mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là phụ nữ trung niên. Thiền có thể giúp bạn kiểm soát tốt suy nghĩ, từ đó dễ dàng đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, thiền có thể giúp bạn thư giãn, giải phóng căng thẳng nên dễ ngủ sâu hơn.

Lưu ý khi ngồi thiền

Khi ngồi thiền thì phải để toàn thân thật thoải mái, không đau nhức, không khó thở hay mệt mỏi. Tư thế ngồi thiền vững nhất là thế kiết già (hoa sen): Hai bàn chân chéo vào nhau, chân phải đặt trên bắp chân trái và chân trái trên bắp chân phải. Nếu cảm thấy không thoải mái với thế ngồi này, nên chuyển sang thế ngồi bán kiết già: Chỉ chân này chéo qua chân kia. Trong trường hợp không ngồi được cả 2 tư thế trên thì có thể ngồi tư thế thật thoải mái, giữ lưng thẳng, thả lỏng toàn thân, hai tay đặt ngửa trên đầu gối trong tư thế thiền.

Tại sao thiền chỉ là ngồi một chỗ rồi hít thở mà có thể hỗ trợ chữa bệnh? - Ảnh 2.

Tư thế ngồi thiền vững nhất là thế kiết già (hoa sen)

Khi ngồi thiền chú ý không cưỡng ép cơ thể ngồi thẳng lưng, ưỡn ngực gây căng thẳng cho lưng. Điều mấu chốt của ngồi thiền là lưng thoải mái. Trong khi ngồi thiền, không được động đậy. Theo các nhà tâm lý, việc ngồi thiền có thể giúp con người kiềm chế cảm xúc và lạc quan hơn. Như vậy, thiền là một cách tập luyện giúp cho tâm trí được thanh tịnh hơn.

Tuy nhiên, không phải ai ngồi thiền cũng có thể chữa được bệnh. Với những bệnh cấp tính, bệnh nặng... thì cần điều trị bằng y học hiện đại, sau đó mới ngồi thiền để hỗ trợ trị bệnh. Để thiền có hiệu quả, cần tập trong không gian yên tĩnh. Mỗi ngày chúng ta nên ngồi thiền khoảng một giờ, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Phụ nữ là để yêu thương

Phụ nữ là để yêu thương

Không phải vì mùng 8/3 sắp đến mà bài viết này ra đời đâu. Vì Phụ Nữ Là Để Yêu Thương không phải và không thể chỉ là câu để nói mỗi dịp 8/3 hay 20/10. Tôi muốn chính chị em phải nhớ nằm lòng 6 chữ này và sử dụng nó.