Tháp Chăm Phú Diên được công nhận Kỷ lục thế giới

P.V
28/06/2022 14:43

Tháp Chăm Phú Diên đã được công nhận Kỷ lục thế giới là "Tháp Chăm cổ chìm sâu dưới cồn cát ven biển được khai quật và bảo tồn đầu tiên tại Việt Nam".

Tối 27/6/2022, Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ công bố Kỷ lục Việt Nam và Kỷ lục Thế giới đối với Tháp Champa Phú Diên (Tháp Chăm Phú Diên) là Tháp Chăm cổ chìm sâu dưới cồn cát ven biển được khai quật và bảo tồn đầu tiên tại Việt Nam. Đến dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cùng đông đảo quan khách, người dân.

Tháp Champa Phú Diên được phát hiện vào tháng 4/2001, tại cồn cát ven biển xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tháp bị vùi sâu trong lòng cát từ 5 đến 7 m so với mặt đất. Ngay sau khi phát hiện, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh, Bảo tàng Lịch sử tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai công tác bảo vệ và tiến hành khảo sát, thám sát địa điểm này.

Tháp Chăm Phú Diên được công nhận Kỷ lục thế giới - Ảnh 1.

Theo Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế, ông Nguyễn Đức Lộc nhận định, nhìn tổng thể Tháp Phú Diên là một khối kiến trúc hình chữ nhật. Càng lên cao càng giật cấp thu nhỏ dần với các thành phần khác nhau như móng tháp, chân đế tháp, thân và diềm mái tháp. Dưới móng tháp là một lớp đá sạn cuội làm nền cho đế tháp.

Tháp được xây dựng và trang trí khá cân đối và hoàn chỉnh tạo nên một vẻ đẹp rất hài hòa. Các mảng trang trí của tháp có sự liên kết, liên tục, đối xứng và hòa nhập tạo nên ấn tượng mạnh.

Hình dáng của tháp được xây dựng rất tỉ mỉ mà không hề khô cứng và rườm rà. Phần chân đế, thân, diềm mái, hay 4 vòm cửa đều được thiết kế ở 4 mảng tường ngoài tháp tạo dáng vẻ uy nghi cho ngôi tháp.

Tháp Phú Diên là một kiến trúc độc đáo của người Champa theo kiểu tháp lùn rất đặc trưng. Tháp có hình chữ nhật, với chiều dài hơn 8 m, rộng hơn 7 m. Phần cửa chính của ngôi tháp quay về hướng Đông.

Các phần của tháp chăm vẫn được bảo tồn nguyên vẹn

Các phần của tháp chăm vẫn được bảo tồn nguyên vẹn

Tháp Chăm Phú Diên là một trong những công trình kiến trúc gạch Champa sớm nhất còn lại ở khu vực miền Trung, khoảng thế kỷ VIII. Vị trí độc đáo, quá trình phát hiện tháp và giải pháp bảo tồn như tiến hành trong gần 20 năm qua đã thành công nhất định. Có thể khẳng định đây là một kiến trúc thuộc nền văn hóa Champa có giá trị về mặt khoa học, lịch sử. Sự có mặt của các hiện vật Yoni bằng đá, bình gốm… trong lòng tháp Phú Diên là những hiện vật đặc trưng cho việc thờ cúng của dân tộc Chăm xưa nay.

Tháp Chăm Phú Diên đã hiện diện trên bản đồ du lịch địa phương, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, nổi tiếng về một địa điểm độc đáo... là cơ sở, tiềm năng để phát triển du lịch. Từ giá trị vật chất đến giá trị tinh thần, từ công trình kiến trúc đến văn hóa tâm linh… đều là những tiềm năng có thể khai thác phục vụ cho hoạt động văn hóa, du lịch.

Mặc dù tồn tại qua hơn 10 thế kỷ nhưng nơi đây vẫn giữ được lối kiến trúc đặc trưng

Mặc dù tồn tại qua hơn 10 thế kỷ nhưng nơi đây vẫn giữ được lối kiến trúc đặc trưng

Chân tháp rất vững chãi và uy nghi

Chân tháp rất vững chãi và uy nghi

Với những giá trị lịch sử nói trên, ngày 28/12/2001, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có Quyết định xếp hạng Tháp Phú Diên là di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia. Ngày 14/3/2022, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) có quyết định xác lập Kỷ lục Việt Nam đối với Tháp Phú Diên với tiêu chí là "Tháp Phú Diên - Tháp Chăm cổ chìm sâu dưới cồn cát ven biển được khai quật và bảo tồn đầu tiên tại Việt Nam".

Tiếp đến, ngày 30/5/2022, Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) có quyết định xác lập Kỷ lục Thế giới đối với Tháp Phú Diên với tiêu chí "Tháp Chăm cổ chìm sâu dưới cồn cát ven biển được khai quật và bảo tồn đầu tiên trên thế giới".

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Miếu Nổi - ngôi cổ miếu trên dòng sông Vàm Thuật

Miếu Nổi - ngôi cổ miếu trên dòng sông Vàm Thuật

Phù Châu Miếu là tên gọi chính thức nhưng người dân vẫn quen gọi là Miếu Nổi do vị trí biệt lập trên cù lao sông Vàm Thuật, thuộc quận Gò Vấp, TPHCM. Miếu được xây dựng từ thời vua Gia Long và được trang trí chủ yếu từ mảnh sành, sứ. Đây cũng là nơi được nhiều bạn trẻ đến viếng và “check-in” vì nét độc lạ và nằm ngay trong Thành phố.