Thoát nghèo bền vững từ nguồn vốn hỗ trợ của Hội LHPN xã

31/05/2023 11:02
Bà Lê Thị Chiến, một trong những hộ đã thoát nghèo của xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

Bà Lê Thị Chiến, một trong những hộ đã thoát nghèo của xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

Nhờ nguồn vốn, con giống... được hỗ trợ, nhiều phụ nữ ở xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ đã vươn lên làm giàu, thoát nghèo bền vững.

Chị Trần Thị Thủy - Chủ tịch Hội LHPN xã Hà Thạch đã có cuộc chia sẻ với PV Báo PNVN về các mô hình giảm nghèo, làm giàu của phụ nữ trên địa bàn xã:

Giảm nghèo từ nguồn vốn hỗ trợ của phụ nữ - Ảnh 1.

Chị Trần Thị Thủy - Chủ tịch Hội LHPN xã Hà Thạch (ngoài cùng bên phải)

- Xin chị cho biết tình hình hội viên phụ nữ ở xã Hà Thạch, mặt bằng kinh tế của các hộ gia đình và các mô hình kinh tế chủ yếu ở xã?

Ở xã Hà Thạch hiện có 1.748 hội viên phụ nữ sinh hoạt ở 7 chi hội và phân bố ở 7 khu dân cư. Số hội viên làm doanh nghiệp chiếm khoảng 60%, 40% hội viên tham gia ở khu công nghiệp hoặc các nhà máy đóng trên địa bàn.

Nhìn chung, đời sống của chị em ổn định, tỉ lệ hội viên thuộc hộ khá, giàu trên 70%. Các mô hình kinh tế mà chị em hội viên đang áp dụng là buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ; làng nghề truyền thống bánh, bún; kinh doanh tạp hoá, máy xay xát. Đặc biệt là nghề hàng sáo mang lại thu nhập khá cao. Trên toàn xã có khoảng 30 - 40 chị em làm công việc này có kinh tế gia đình rất khá giả. Ngoài ra một số chị em mở cửa hàng may, xưởng may, nhận hàng về làm vừa có thu nhập cao vừa tạo việc làm cho các chị em phụ nữ khác.

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một số chị em còn ở trong tình trạng kinh tế khó khăn cần được hỗ trợ, giúp đỡ.

Giảm nghèo từ nguồn vốn hỗ trợ của phụ nữ - Ảnh 2.

Hội đã hỗ trợ cho 14 hội viên thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo có vốn đầu tư sản xuất

- Xin chị cho biết một số mô hình giảm nghèo, làm giàu hiệu quả của hội phụ nữ xã. Đến nay, mô hình đã có bao nhiêu chị em tham gia, sản lượng và thu nhập trung bình như thế nào?

Mô hình hiệu quả nhất là mô hình "Chung tay giúp chị em thoát nghèo bền vững" được Hội phụ nữ xã thành lập từ năm 2013. Hội đã vận động toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia mô hình tính đến tháng 3/2023 tổng số tiền vận động được là 147.500.000 đồng từ nguồn vốn trên Hội đã hỗ trợ cho 14 hội viên thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu tư sản xuất, chăn nuôi, có chị được hỗ trợ bằng bò giống, có chị được hỗ trợ bằng con giống như ngan, gà, vịt, có chị được hỗ trợ bằng tiền mặt, đã có 11/14 chị thoát nghèo, thoát cận nghèo, kinh tế gia đình ổn định, trả được nợ gốc, đồng thời tích cực tham gia thực hiện mô hình của Hội.

1 số mô hình khá hiệu quả nữa được Hội LHPN xã thực hiện đó là mô hình "Nuôi dê sinh sản hướng thịt" và mô hình "Giống gà quay vòng", mô hình "Tiết kiệm tại chi hội". Đã có 11 chị được hỗ trợ từ các mô hình này, tuy thu nhập không cao lắm nhưng cũng đều mang lại công việc và lợi nhuận cho các gia đình hội viên phụ nữ.

Giảm nghèo từ nguồn vốn hỗ trợ của phụ nữ - Ảnh 3.

Vườn rau của bà Vũ Thị Minh đã tạo thêm thu nhập cho gia đình

- Chị có thể cho một vài ví dụ điển hình của chị em "đổi đời" từ các mô hình này?

Điển hình là hộ chị Nguyễn Thị Thoa. Trước đây gia đình chị Thoa rất khó khăn, sau khi được cho vay 1 con bò giống từ mô hình "Chung tay giúp chị em thoát nghèo bền vững" nay gia đình chị đã thoát nghèo, kinh tế ổn định, gia đình chị đã xây dựng được nhà mới, các con đều được đến trường. Hay gia đình chị Lê Thị Chúc từ nguồn vốn được vay từ mô hình chị đã đầu tư, kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ cho thu nhập ổn định, kinh tế gia đình ngày càng phát triển.

- Theo chị, phụ nữ ở địa phương có những những thuận lợi, khó khăn, rào cản gì khi làm kinh tế? Họ cần được chính quyền địa phương, đoàn thể hỗ trợ, giúp đỡ những gì?

Khó khăn của đa số chị em làm kinh tế chính là vấn đề tiếp cận đầu ra sản phẩm. Chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện, kết nối doanh nghiệp để giúp các chị em có đầu ra sản phẩm, tuy nhiên, các chị em cũng cần thay đổi tư duy, tiếp cận với công nghệ để chủ động hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh.

UBND xã Hà Thạch cũng tạo điều kiện để phụ nữ tiếp cận được các nguồn vốn liên kết, tạo điều kiện cho các tổ chức hội để tiếp cận các nguồn vốn, đồng thời liên kết với các cơ sở nhà máy, đơn vị thu mua sản phẩm đầu ra, tạo điều kiện cho chị em vay vốn, sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập.

Mong rằng Hội phụ nữ các cấp có thêm nhiều hoạt động hỗ trợ về kiến thức, tài chính để chị em có nguồn vốn đầu tư thêm, mở rộng mô hình kinh doanh, chăn nuôi, buôn bán nhỏ lẻ, tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp, bớt gánh nặng về kinh phí, tạo được thêm công ăn việc làm...

- Xin cảm ơn chị!

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.