Thu hút 100% học sinh đến trường nhờ có đèn sáng và nhiều không gian học mà chơi

Các em được rèn luyện kỹ năng sống qua các phiên chợ quê, các trò chơi...

Các em được rèn luyện kỹ năng sống qua các phiên chợ quê, các trò chơi...

THCS Minh Tân, xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, là điểm trường nằm trên sườn đồi, đi lại rất khó khăn.

Xã Minh Tân, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang,  nằm trên quốc lộ 4C là cửa ngõ đi 4 huyện vùng núi phía bắc với địa thế đồi núi. Các thôn bản đều nằm rất xa trường, trình độ văn hoá chưa được phủ sóng, nhiều phụ huynh không biết nói tiếng Kinh. Nền kinh tế phụ thuộc vào cây ngô cây sắn, con em chưa được quan tâm nhiều tới việc học và tham gia các hoạt động của xã hội, đây là thiệt thòi lớn với đa số thiếu nhi nói chung và trẻ em gái nói riêng.

Thu hút 100% đến trường nhờ có đèn sáng và nhiều không gian học mà chơi - Ảnh 1.

Những học sinh nữ lần đầu tiên khoác trên mình chiếc áo cầu thủ, được thể hiện tài chơi bóng trên sân cỏ

Thầy Nguyễn Văn Thái - Phó Hiệu trưởng trường THCS Minh Tân, Hà Giang - bộc bạch, trong nhiều năm hoạt động dạy và học nhà trường còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, bởi đặc thù là trường bán trú, học sinh đều thuộc diện con nhà khó khăn. Trong 3 năm gần đây, nằm trong chuỗi dự án "Chúng tôi có thể" của UNESCO, nhà trường đã được hưởng thụ giàn đèn năng lượng mặt trời với hơn 200 đèn cá nhân hỗ trợ các em đi khi trời tối và lúc mất điện không bị gián đoạn việc học cũng như sinh hoạt. Ngoài ra, sân chơi cũng được lắp bóng cao áp, các em trở lên hoạt bát, tự tin, sinh hoạt ngoài sân, giúp các em có cơ hội chia sẻ và vui chơi ngoài giờ học.

Bên cạnh đó nhà trường cũng quan tâm tới phát triển toàn diện về những sở thích về thể dục thể thao, nghệ thuật, ngoài giờ học chính khoá trên lớp, các chiều thứ 2, 4, 6 các em được hoà mình với môn thể thao bóng đá. Nhà trường đã đầu tư xây dựng vàcán bộ giáo viên được tập huấn về chuyên môn để hướng dẫn, tạo cảm hứng và thu hút được 100% học sinh, nhất là các em học sinh nữ, thử sức ở bộ môn bơi lội… Các Câu lạc bộ "Bạn gái", "Đôi bạn cùng tiến", giúp đỡ nhau về những vẫn đề trong cuộc sống được các em rất hào hứng tham gia. Qua đó nắm được tâm tư nguyện vọng để kịp thời có giải pháp hỗ trợ khi các em gặp khó khăn trong cuộc sống - Thầy Thái cho biết.

Thu hút 100% đến trường nhờ có đèn sáng và nhiều không gian học mà chơi - Ảnh 2.

Nhiều hoạt động ngoại khóa tạo không khí vui vẻ giúp các em có những trải nghiệm cuộc sống

Ngoài mô hình bóng đá, nhà trường còn tập trung về phát triển kĩ năng sống qua các trò chơi, hội chợ vui, giúp các em được trải nghiệm việc mua bán trao đổi hàng hoá, bước đầu hình thành những kĩ năng giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống. Đồng thời kết hợp với phụ huynh và chính quyền địa phương tạo môi trường thuận lợi để các em luôn có một tâm thế, mỗi ngày đến trường là 1 ngày vui, mỗi thầy cô như là cha mẹ, bạn bè như anh em.

"Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể từng tháng về các hoạt động, sinh hoạt dưới cờ, truyền tải các thông điệp trong cuộc sống năng lượng xanh, nói không với rác thải nhựa, diễn đàn nói không với bạo lực học đường, qua các tiểu phẩm, video, văn nghệ, sân khấu hoá…" -  Phó Hiệu trưởng nói thêm.

Thu hút 100% đến trường nhờ có đèn sáng và nhiều không gian học mà chơi - Ảnh 3.

Em Phàn Thị Trang, học sinh lớp 9A Trường PTDTBT THCS Minh Tân, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Phàn Thị Trang, học sinh lớp 9A Trường PTDTBT THCS Minh Tân, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, chia sẻ: "Chúng em đến trường, được rèn luyện kĩ năng sống qua các phiên chợ quê, được thử sức với lĩnh vực bán hàng, tự tin giới thiệu về đặc sản quê hương, với các du khách và bà con… Trước đây mất điện là nỗi sợ hãi của chúng em, nhưng giờ đây chúng em không còn sợ nữa rồi. Chúng em còn được chơi thể thao với khẩu hiệu "Chỉ tính nụ cười không tính bàn thắng". Được là  những học sinh nữ lần đầu tiên khoác trên mình chiếc áo cầu thủ, được thể hiện mình trên sân cỏ".

Thu hút 100% đến trường nhờ có đèn sáng và nhiều không gian học mà chơi - Ảnh 4.

Trang và các bạn giờ đây không còn sợ mất điện nữa bởi trường học đã có đèn năng lượng mặt trời

Nhiều năm gần đây song song với chiến dịch "Chúng tôi Có thể", nhà trường đã thu hút được 100% đến trường, không có trẻ em phải nghỉ học đi lấy chồng, đó là thành công của nhà trường và bước đầu hình thành cho các em về hướng nghiệp qua các buổi tham quan thực tế các mô hình tại địa phương - thầy Thái thông tin thêm.

Thu hút 100% đến trường nhờ có đèn sáng và nhiều không gian học mà chơi - Ảnh 5.

Cô và trò trường THCS Minh Tân

Đồng thời, các câu lạc bộ trong trường đã giúp các em yêu thích cuộc sống, muốn được thể hiện mình, khẳng định mình.

Thu hút 100% đến trường nhờ có đèn sáng và nhiều không gian học mà chơi - Ảnh 6.

Các em có điều kiện tiếp xúc với hội họa, màu sắc

Cụ thể như qua chương trình vẽ tranh "Vì bức tranh tương lai có trẻ em gái", trong nhiều năm liền, các em đã nhận được nhiều giá trị và thấy yêu thích màu sắc, thích khám phá nghệ thuật. Những hoạt động đó đã giúp việc nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới, về nhu cầu được học, được phát triển của các bạn nhất là các bạn nữ dân tộc thiểu số - Thầy Thái nhấn mạnh.

Dự án "Thúc đẩy bình đẳng giới và giáo dục cho trẻ em gái tại các vùng dân tộc thiểu số tại Việt Nam", gọi tắt là Dự án "Chúng tôi Có thể".

- Giai đoạn I của dự án do UNESCO thực hiện từ năm 2019-2022, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban Dân tộc, được tài trợ bởi Quỹ Malala UNESCO về Quyền giáo dục cho trẻ em gái với hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ Tập đoàn CJ. Dự án tập trung triển khai tại 12 huyện ở ba tỉnh: Hà Giang, Ninh Thuận và Sóc Trăng.

Dự án Giai đoạn I đã tiếp cận được 16.296 học sinh (trong đó có 8.021 nữ sinh). Tại 24 trường dự án, trong số học sinh dân tộc thiểu số, tỷ lệ nhập học tăng từ 62% lên 67%, tỷ lệ bỏ học giảm từ 3,8% xuống 2,9% và tỷ lệ chuyển tiếp lên trung học cơ sở tăng từ 69,7% lên 76,7%. 2.136 giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đã được đào tạo về tư vấn trường học có nhạy cảm giới và hàng nghìn người khác sẽ được tiếp cận thông qua việc triển khai khóa học trực tuyến trên toàn quốc. 120 phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số đã được đào tạo nâng cao năng lực khởi nghiệp và tiếp tục được hỗ trợ thông qua Hội Phụ nữ xã.

- Giai đoạn II của dự án được triển khai tại các tỉnh: Cao Bằng, Kon Tum và Ninh Thuận. Với mục tiêu tiếp tục trao quyền cho thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái và nữ thanh niên tại các trường trung học cơ sở nội trú và các vùng lân cận, để vượt qua định kiến, lên tiếng và hành động vì ước mơ, hy vọng và nguyện vọng trong giáo dục. Giai đoạn II sẽ xây dựng các kỹ năng và nền tảng, thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho các hoạt động truyền thông và vận động do học sinh khởi xướng, và tăng cường cam kết của Chính phủ về giáo dục cho trẻ em và thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt là trẻ em gái.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.