Thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm nhờ mô hình kinh tế tổng hợp

10/12/2022 14:00
Nhiều chị em học tập kinh nghiệm của chị Thi để phát triển kinh tế gia đình

Nhiều chị em học tập kinh nghiệm của chị Thi để phát triển kinh tế gia đình

Từ những kiến thức đã học được và Hội LHPN xã hỗ trợ, chị Lò Thị Thi quyết tâm thay đổi cách nghĩ, cách làm bằng cách mô hình chăn nuôi tổng hợp. Mô hình này đã mang lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho gia đình chị.

Xác định hỗ trợ hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, trong những năm qua, Hội LHPN xã Nậm Sỏ (huyện Tân Uyên, Lai Châu) đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ. Ví như, Hội hỗ trợ hội viên vay vốn sản xuất, kinh doanh, tổ chức các buổi tham quan mô hình kinh tế mới hoặc mời hội viên tham gia các khóa đào tạo, chuyển giao khoa học, kỹ thuật do huyện, xã tổ chức. Nhờ đó, nhiều hội viên, phụ nữ đã vượt qua khó khăn, vươn lên làm kinh tế giỏi, ổn định cuộc sống gia đình và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. 

Trong số đó, chị Lò Thị Thi, hội viên Chi hội Phụ nữ bản Nà Ngò (xã Nậm Sỏ), là một trong những điển hình với mô hình kinh tế tổng hợp.

Người phụ nữ vùng cao thoát nghèo nhờ mô hình kinh tế tổng hợp - Ảnh 1.

Chị Lò Thị Thi (đứng giữa) chăm sóc vườn dưa leo của gia đình

Chị Thi cho biết, những năm đầu khi kết hôn, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, bởi thu nhập của gia đình chỉ trông vào nương ngô, nương sắn. Trong khi đó, các khoản chi phí sinh hoạt gia đình, tiền học của con ngày càng tăng. Với quyết tâm thoát nghèo, chị Thi đã nghiên cứu sách vở, tài liệu hướng dẫn chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Sau khi nghiên cứu, chị bàn với gia đình và mạnh dạn vay vốn để đầu tư mô hình chăn nuôi trâu bò và lợn. 

"Ở địa phương chúng tôi, muốn làm một nghề nông thành công, trước hết phải chọn hướng đi đúng. Quan trọng hơn là phải kiên trì, chịu khó, biết phát huy tiềm năng thế mạnh tại chính địa phương mình. Tôi thấy trên báo đài đưa tin nhiều phụ nữ làm kinh tế để có thêm thu nhập, tôi cũng mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô để chăn nuôi", chị Thi nói.

Người phụ nữ vùng cao thoát nghèo nhờ mô hình kinh tế tổng hợp - Ảnh 2.

Chị Thi (áo hồng) đang cho đàn vịt của gia đình ăn

Ban đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc chăn nuôi của gia đình chị không như mong muốn. Không nản chí, chị tiếp tục nghiên cứu tài liệu, học hỏi, tham khảo thêm các kiến thức và được sự hỗ trợ vốn vay của Hội LHPN xã tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, chị đã có thêm nguồn vốn để mua thức ăn cho đàn vật nuôi, mở rộng chuồng trại để chăn nuôi. 

"Trong chăn nuôi, chúng tôi thực hiện tốt khâu phòng dịch, xử lý thật kỹ nguồn chất thải chăn nuôi. Đồng thời, thường xuyên bổ sung dinh dưỡng cho đàn vật nuôi nên đàn lợn được bảo đảm an toàn, không bị dịch bệnh", chị Thi chia sẻ.

Người phụ nữ vùng cao thoát nghèo nhờ mô hình kinh tế tổng hợp - Ảnh 3.

Hội LHPN xã đến thăm hỏi, chia sẻ với gia đình chị Thi

Không chỉ chăn nuôi, gia đình chị Thi còn đầu tư vào trồng lúa, trồng dưa leo, trồng nấm. Thời gian rảnh rỗi, chị còn làm đậu phụ bán cho người dân trong bản. Đến nay, mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của gia đình chị đã phát triển mạnh, mỗi năm trừ chi phí cho thu nhập trên 100 triệu đồng.

Từ thành công của gia đình, chị Thi không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm, cách làm có hiệu quả trong sản xuất với bà con nhân dân trong bản, trong xã. Qua đó, nhiều chị em trong bản đã mạnh dạn làm theo và áp dụng các mô hình trồng trọt, sản xuất đạt hiệu quả cao.

Người phụ nữ vùng cao thoát nghèo nhờ mô hình kinh tế tổng hợp - Ảnh 4.

Một góc xã Nậm Sỏ

Dù tất bật với công việc gia đình, thế nhưng chị Thi vẫn luôn tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ của Chi hội phụ nữ bản và Hội LHPN xã. Chị luôn gương mẫu tham gia các phong trào ở địa phương, gia đình chị liên tục được nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa". Bản thân chị cũng là một hội viên phụ nữ rất nhiệt tình với công tác Hội, luôn tham gia nhiệt tình trong phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" ở cơ sở.

Với cách làm kinh tế của chị, không những làm giàu cho gia đình mà còn là tấm gương sáng để hội viên, phụ nữ trên địa bàn xã mạnh dạn học và làm theo. Vì thế, dần tạo thành phong trào thi đua "Sản xuất giỏi", "Xây dựng gia đình hạnh phúc", "Gia đình văn hóa", góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.