Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ (Trời: Thiên Phủ, Đất: Địa Phủ, Nước: Thoải Phủ) về sau thêm Nhạc Phủ (Rừng núi - Thượng ngàn) thành Tứ Phủ, được cho là đã định hình và phát triển vào thế kỷ 17-18, hoặc sớm hơn một chút là các thế kỷ 16-17.

TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TAM TỨ PHỦ VÀ TRUYỀN THỐNG BIẾT ƠN MẸ CỦA NGƯỜI VIỆT

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ (Trời: Thiên Phủ, Đất: Địa Phủ, Nước: Thoải Phủ) về sau thêm Nhạc Phủ (Rừng núi - Thượng ngàn) thành Tứ Phủ, được cho là đã định hình và phát triển vào thế kỷ 17-18, hoặc sớm hơn một chút là các thế kỷ 16-17.

Trong vòng khoảng 400 năm, từ ấy đến nay, tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ đã tìm được một nghi thức (nghi lễ) đặc sắc và quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của mình, đó là: Lên đồng (hầu đồng, hầu bóng).

Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO), bằng văn bản và từ ngữ cẩn trọng, cân nhắc - trong khi chưa đề cập đến "Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ" - thì đã sử dụng thuật ngữ "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ", để chỉ lựa chọn nghi lễ Lên đồng mà vinh danh là Di sản văn hóa của nhân loại.

Nhưng, dù chưa vào bảng sắc của UNESCO thì Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ cũng vẫn cùng nghi lễ đặc sắc và quan trọng nhất của mình là Lên đồng (Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ), đều có chung một đặc điểm, là: Thường xuyên, liên tục và dễ dàng thu nhận (tích hợp) những ảnh hưởng và giá trị văn hóa khác về (vào) cho mình, đồng thời cũng thường xuyên, liên tục, tích cực và dễ dàng hòa mình (hội nhập) với (cùng) các phạm trù ("thế giới") khác!

Trong sự tích Mẫu Liễu Hạnh, có "trận đại chiến Sòng Sơn" với kết cục là Mẫu Liễu đã "quy y Phật pháp" sau khi được Phật Bà Quan Âm giải cứu, và xuất thân của Mẫu Liễu thì rành rẽ là Công chúa của Ngọc Hoàng Thượng Đế, để làm chứng và đánh dấu sự việc cùng khả năng thu hút/hội nhập của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ với Phật giáo và Đạo giáo, khiến cho thần điện của tín ngưỡng này thêm linh thiêng và phong phú sự bài trí và cấu trúc.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ và truyền thống biết ơn Mẹ của người Việt - Ảnh 1.

Ban thờ Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Tây Hồ

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ và truyền thống biết ơn Mẹ của người Việt - Ảnh 2.

Phủ Tây Hồ (Hà Nội) - nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh

Còn ở tiến trình Lên đồng - Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ, khi những thanh đồng, Cô (Cậu) đồng, trong tiếng nhạc lời ca Hát văn - Chầu văn của các Cung văn, trịnh trọng và thoăn thoắt thay đổi các bộ trang phục rực rỡ với 3-4 màu nền: đỏ, trắng, vàng, xanh, tượng trưng/thuộc về các Thiên Phủ, Thoải Phủ, Địa Phủ, Nhạc Phủ, mà múa nhảy để hóa thân thành Tam tòa - Tứ vị Thánh Mẫu, Ngũ vị Quan Lớn, Tứ vị Chầu Bà, các Ông Hoàng Bơ, Hoàng Bảy, Hoàng Mười..., các Cô Đệ Nhất, Cô Đôi, Cô Bơ..., các Cậu Bơ, Cậu Bé..., thì lúc ấy, Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ cũng đã thực tế tích hợp về/kết hợp được với vô số những vùng miền truyền thuyết, lịch sử, văn hóa dân gian... từ thời nguyên thủy, đời Hùng Vương, giai đoạn Lam Sơn khởi nghĩa, ở hết miền rừng xanh Bắc Lệ lại đến vùng sông nước Ninh Giang, của cả đồng bào các dân tộc Nùng, Dao... nữa.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ và truyền thống biết ơn Mẹ của người Việt - Ảnh 3.

Tranh “Thân Đồng Giá Thánh” của họa sĩ Trần Tuấn Long

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ và truyền thống biết ơn Mẹ của người Việt - Ảnh 4.

Hầu đồng trong Tín ngưỡng Thờ Mẫu. Ảnh: Nguyễn Á

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ và truyền thống biết ơn Mẹ của người Việt - Ảnh 5.

Hầu đồng trong Tín ngưỡng Thờ Mẫu. Ảnh: Nguyễn Á

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ và truyền thống biết ơn Mẹ của người Việt - Ảnh 6.

Hầu đồng trong Tín ngưỡng Thờ Mẫu. Ảnh: Nguyễn Á

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ và truyền thống biết ơn Mẹ của người Việt - Ảnh 7.

Hầu đồng trong Tín ngưỡng Thờ Mẫu. Ảnh: Nguyễn Á

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ và truyền thống biết ơn Mẹ của người Việt - Ảnh 8.

Hầu đồng trong Tín ngưỡng Thờ Mẫu. Ảnh: Nguyễn Á

Đó là thành tựu của nhiều năm tháng quá khứ. Còn mới đây, một trường hợp thu hút/hòa nhập khá điển hình của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ, đã xuất hiện thành công ở Hội diễn Hát văn - Chầu văn toàn quốc năm 2021 tổ chức ở Khu Di tích Đền Chân Suối.

Chỗ này là một cơ sở hoạt động phồn thịnh của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ ở chân núi Tam Đảo. Nữ thần Tam Đảo là Tây Thiên Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu, xuất thân là Nữ tướng và Thứ phi của vua Hùng Chiêu Vương, được uy nghiêm và thành kính thờ phụng trên đỉnh núi. Còn, đền (chùa) Chân Suối thì tôn thờ thân mẫu của Quốc mẫu họ Lăng, là Mẫu hậu Đào Liễu.

Vị thủ nhang đền (chùa) Chân Suối, cũng đồng thời là người chủ trì việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ ở đây, trong khi đã tích hợp được một cơ sở Phật giáo vào ngôi đền thì cũng là người vừa đoạt giải A của Hội diễn Hát văn - Chầu văn 2021, xuất sắc với giá hầu có tên là "Chúa Đệ Nhất Tây Thiên", trong bộ trang phục lấy đỏ làm màu nền!

Nữ thần Tam Đảo - Tây Thiên Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu vậy là đã được tích hợp vào thần điện và trong Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ một cách suôn sẻ!

Có thể nhận diện được một "bí kíp" (chìa khóa thành công) ở đây, chốt lại tại một từ, thuộc phạm trù ngôn ngữ học, là chữ (từ ngữ) "Mẫu".

Vị thần chủ của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ - Liễu Hạnh - trong mọi trường hợp xuất hiện, đều là một phụ nữ trẻ. Vậy mà, không hiểu tại sao, và từ bao giờ, lại được gọi là "Mẫu": Mẫu Liễu! Và, trong một số trường hợp (ví dụ như trường hợp Tháng Tám giỗ Cha/Tháng Ba giỗ Mẹ) thì "Mẫu" ở đây lại đồng nhất (cũng có nghĩa là) "Mẹ".

"Mẹ" là một từ (chữ) Nôm, thuần Việt. Và, biết ơn Mẹ, là một truyền thống của dân tộc ta.

Bởi vì, Mẹ là những người - ở thời cổ trung đại nhiều nghèo đói, trong những căn nhà dột nát, gặp khi mưa xuống, đã "Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con nằm", quên mình và hết lòng vì con cái. Còn trong thời cận đại lắm gian truân, thì "Quanh năm buôn bán ở mom sông/Nuôi đủ năm con với một chồng", tần tảo, chịu thương chịu khó vì cả gia đình. Và, đến thời hiện đại kháng chiến cứu nước thì đó là những người "Ba lần tiễn con đi/Ba lần khóc thầm lặng lẽ/Các anh không về..." hy sinh tất cả, vì nước vì dân.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói một câu chí lý: Lòng biết ơn là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc. Dân tộc ta nếu không có lòng biết ơn thì đã không thể tồn tại đến ngày nay.

Biết ơn Mẹ là một thành phần quan trọng của phẩm chất dân tộc đặc biệt đó.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ và truyền thống biết ơn Mẹ của người Việt - Ảnh 10.

Hầu đồng trong Tín ngưỡng Thờ Mẫu. Ảnh: Nguyễn Á

Và đó là một vùng miền thần diệu, để cho nếu Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ và việc Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Tứ Phủ - với đặc tính thường xuyên, liên tục, tích cực và dễ dàng thu nhận/hòa nhập của mình, ở vào giai đoạn phát triển sôi động (nhiều biến động) bây giờ, nhờ thụ hưởng (nghiễm nhiên chăng?) được sự trùng hợp giữa "Mẫu" và "Mẹ" - biết "tràn bờ" mà tới, mà tích hợp vào và hòa nhập cùng, thì, chắc sẽ có một viễn cảnh (hay là cận cảnh?) đẹp đẽ: Thêm một định tính cho tín ngưỡng này, là: Tín ngưỡng Biết ơn Mẹ, trên con đường đang vận hành với xu hướng (xu thế) trở thành một "Đạo" mới của nước Việt!

Tác giả: Nhà Sử học Lê Văn Lan