Tôn giáo Mặc Môn lấy gia đình làm trung tâm

Một gia đình Mặc Môn bên bàn ăn. Ảnh minh hoạ

Một gia đình Mặc Môn bên bàn ăn. Ảnh minh hoạ

Giáo hội Mặc Môn là tên thường gọi của Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô (tên tiếng Anh: The Church of Jesus Christ of the Latter-day Saints).

Tên của Giáo hội Mặc Môn ở Việt Nam là tên gọi lấy tên theo Kinh sách của giáo hội (The Book of Mormon). Giáo hội xuất hiện ở Mỹ vào cuối thế kỷ XIX, được truyền vào Việt Nam từ năm 1962 và hiện nay tôn giáo Mặc Môn có khoảng 1.000 tín đồ ở Việt Nam, tập trung chủ yếu tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (theo Ban tôn giáo Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum năm 2021).

Tôn giáo Mặc Môn lấy gia đình làm trung tâm - Ảnh 1.

Chân dung nhà thần học Joseph Smith - người sáng lập Tôn giáo Mặc Môn (Nguồn: LostBird)

Giáo lý của Giáo hội Mặc Môn lấy sách Kinh Thánh, sách Mặc Môn, sách Giáo lý và Giao ước, sách Trân châu vô giá làm cơ sở. Giáo hội Mặc Môn không cho phép cặp đôi nam nữ hẹn hò khi chưa đủ 16 tuổi và cũng không được phép quan hệ thể xác trước hôn nhân. Tôn giáo Mặc Môn lấy gia đình làm trung tâm, vì tín đồ Mặc Môn tin rằng gia đình có thể đoàn kết cả trong cõi vĩnh hằng. Người Mặc Môn coi hôn nhân là một giao ước thiêng liêng và đám cưới của các tín đồ Mặc Môn được tổ chức trong các đền thờ. Theo giáo lý của Giáo hội, một cuộc hôn nhân đúng lễ nghi ở nhà thờ sẽ là cuộc hôn nhân vĩnh viễn không tan vỡ, kể cả sau khi chết (miễn là cặp đôi vẫn trung thành với lời thề).

Tôn giáo Mặc Môn lấy gia đình làm trung tâm - Ảnh 2.

Đền thờ Salt Lake - Trụ sở, đồng thời là đền thờ Mặc Môn lớn nhất thế giới - tại Thành phố Salt Lake (tiếng Anh: Salt Lake City), bang Utah, Hoa Kỳ. (Nguồn: Wikipedia)

Trong một gia đình, vợ chồng có trách nhiệm quan trọng trong việc yêu thương và chăm sóc lẫn nhau và chăm sóc con cái. Cha mẹ có bổn phận là nuôi dạy con cái trong tình yêu thương và ngay chính, đáp ứng nhu cầu thể chất và tinh thần, đồng thời dạy con cái biết yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau, tuân theo các giáo lệnh của Thượng Đế và là những công dân tuân thủ luật pháp ở bất cứ nơi nào. Vì "Con cái là cơ nghiệp của Đức Giê-hô-va" (Thi Thiên 127:3), nên những người cha, người mẹ sẽ phải chịu trách nhiệm trước Thượng Đế về việc thực hiện các nghĩa vụ này.

Tôn giáo Mặc Môn lấy gia đình làm trung tâm - Ảnh 3.

Một cặp đôi sắp kết hôn đứng trước nhà thờ chính của Giáo hội Mặc Môn ở Utah, Hoa Kỳ. (Nguồn: LostBird)

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn