Tôn giáo và trang phục - Bài 1: Tầm quan trọng của chiếc khăn turban

Hình ảnh thương nhân Ả Rập với những chú lạc đà trên sa mạc (Tranh minh hoạ; nguồn: Dolls of India)

Hình ảnh thương nhân Ả Rập với những chú lạc đà trên sa mạc (Tranh minh hoạ; nguồn: Dolls of India)

Mỗi tôn giáo và vùng miền có những trang phục đặc trưng khác nhau, tuy nhiên, các bộ trang phục vẫn có những thành phần chung. Một trong số đó chính là chiếc khăn đội đầu (turban).

Nhắc đến khăn turban, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh những thương nhân vùng Trung Đông cùng chú lạc đà trên sa mạc. Dù chiếc khăn này đúng là một biểu tượng của khu vực Trung Đông nhưng nó không chỉ dừng lại ở những đất nước Hồi giáo. Khăn turban là một loại phụ kiện dựa trên việc cuộn một dải vải quanh đầu, có nhiều hình dạng, kích cỡ và màu sắc. Với nhiều biến thể giữa các nền văn hóa khác nhau, chiếc khăn trở thành nét đặc trưng của văn hoá và tín ngưỡng một vùng.

Tôn giáo và trang phục - Bài 1: Tầm quan trọng của chiếc khăn turban - Ảnh 1.

Chiếc khăn đội đầu đặc trưng của đạo Sikh, được gọi là “dastar” (Nguồn: Wikipedia)

Nguồn gốc cổ xưa nhất của khăn turban được tìm thấy trên một tác phẩm điêu khắc của người Lưỡng Hà (người Sumer hay người Assyria) từ năm 2350 trước Công Nguyên. Chiếc khăn được người ở nhiều tầng lớp, đặc biệt là nam giới, đội như một phần của trang phục thường nhật. Nhà tiên tri Hồi giáo, Muhammad (570–632) cũng đội khăn theo kiểu của mình (sau này được gọi là Imamah và được các vị vua và học giả Hồi giáo mô phỏng trong suốt lịch sử). Với người đạo Sikh, do họ không được phép cắt tóc nên chiếc khăn đội đầu lại càng có vai trò quan trọng: bảo vệ cho mái tóc dài. "Khăn đội đầu là biểu tượng danh dự, thậm chí còn được coi là một phần cơ thể của người Sikh", trích lời giáo sư Makkar từ Đại học Fullbright.

Tôn giáo và trang phục - Bài 1: Tầm quan trọng của chiếc khăn turban - Ảnh 2.

Tượng một người phụ nữ Byzantine vào cuối thế kỷ IV với chiếc khăn xếp (Nguồn: Wikipedia)

Chiếc khăn đội đầu có cái tên khác nhau ở nhiều văn hoá và tôn giáo. Người theo đạo Sikh gọi chiếc khăn là "dastar". Ở Ấn Độ, chiếc khăn được gọi là "pagri", ở Indonesia là "iket", ở Myanmar là "gaung baung"... Ở Việt Nam, bên cạnh việc xuất hiện trong văn hoá Chăm-pa, chiếc khăn này còn hay được thấy kèm trang phục cổ truyền như áo dài hay áo nhật bình, và nhờ cách quấn khăn đặc biệt nên được gọi là khăn vấn, khăn xếp.

Tôn giáo và trang phục - Bài 1: Tầm quan trọng của chiếc khăn turban - Ảnh 3.

Suleiman Đại đế của đế quốc Ottoman (1520 – 1566) và chiếc khăn đội hình củ tỏi nổi tiếng

Không chỉ ở văn hoá châu Á, châu Âu cũng xuất hiện hình ảnh chiếc khăn đội đầu. Ở Vương quốc Anh, khăn turban đã được đội bởi nhiều người đàn ông nổi tiếng trong nghệ thuật đương đại từ thế kỷ VI nhưng chưa bao giờ trở nên phổ biến. Nhiều người cho rằng chiếc khăn được dùng nhiều là do các quý ông thời đó rất chuộng việc đội đội những bộ tóc giả phức tạp - một mốt ở châu Âu trong thế kỷ từ khoảng năm 1650 đến năm 1750 - và khi cởi tóc giả ra, một loại khăn che đầu nào đó sẽ rất hữu ích. Còn ở Hy Lạp, đặc biệt là đảo Crete, chiếc khăn được gọi là sariki, và được đội bởi nam giới.

Tôn giáo và trang phục - Bài 1: Tầm quan trọng của chiếc khăn turban - Ảnh 4.

Phong cách "à la turque" của chiếc khăn đội đầu ở Anh vào thập niên 1820.

Tôn giáo và trang phục - Bài 1: Tầm quan trọng của chiếc khăn turban - Ảnh 5.

Khăn vấn sơ khai mang nét đặc trưng của văn hóa Chăm-pa.

Tôn giáo và trang phục - Bài 1: Tầm quan trọng của chiếc khăn turban - Ảnh 6.

Người Mông ở Đồng Văn, Hà Giang

Tôn giáo và trang phục - Bài 1: Tầm quan trọng của chiếc khăn turban - Ảnh 7.

Phụ nữ Việt mặc áo Nhật Bình với khăn vành dây.

(còn tiếp)

    Ý kiến của bạn
    (*) Nội dung bắt buộc cần có

    Nhập thông tin của bạn