Tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định như thế nào?

10/08/2022 14:31
Ảnh minh họa: Intetnet.

Ảnh minh họa: Intetnet.

Đây là vấn đề được khá nhiều người quan tâm và đặt câu hỏi.

Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định về tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo như sau:

+ Điều 30 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định, đối với tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo theo quy định của Luật tín ngưỡng, tôn giáo là pháp nhân phi thương mại kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

+ Khoản 4 Điều 67 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo quy định, đối với tổ chức tôn giáo đã được công nhận trước ngày Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực là pháp nhân phi thương mại kể từ ngày Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực.

Các tổ chức tôn giáo này có trách nhiệm điều chỉnh hiến chương tại đại hội gần nhất theo quy định tại Điều 23 và đăng ký hiến chương sửa đổi theo quy định tại Điều 24 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Về tư cách pháp nhân của tổ chức tôn giáo trực thuộc: Tổ chức tôn giáo đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc khi đáp ứng các điều kiện:

+ Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương;

+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

+ Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Trình tự, thủ tục cấp đăng ký pháp nhân đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc sẽ do Chính phủ quy định.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn