TƯ Hội LHPN Việt Nam rà soát thực trạng các mô hình sinh kế tại 3 tỉnh dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới

02/06/2023 16:20
Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh chủ trì cuộc Hội thảo rà soát mô hình sinh kế tại Đắk Nông

Ủy viên dự khuyết TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Tôn Ngọc Hạnh chủ trì cuộc Hội thảo rà soát mô hình sinh kế tại Đắk Nông

Nhằm đánh giá lại hiệu quả hoạt động, những khó khăn, bất cập của các mô hình sinh kế được thành lập, vận hành tại khu vực dân tộc thiểu số (DTTS), biên giới, làm cơ sở chỉ đạo, định hướng, thiết kế các can thiệp hỗ trợ phù hợp trong thời gian tới, TƯ Hội LHPN Việt Nam vừa triển khai hoạt động khảo sát thực địa, đánh giá thực trạng các mô hình sinh kế 3 tỉnh: Lạng Sơn, Đắk Nông và Nghệ An.

Trong triển khai Chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" giai đoạn 2021-2025 của TƯ Hội LHPN và Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, có nhiệm vụ "duy trì và xây dựng mô hình sinh kế bền vững cho phụ nữ nghèo từ các nguồn hỗ trợ, tiếp sức của các tổ chức, doanh nghiệp. Hướng dẫn và nhân rộng mô hình tín dụng, tiết kiệm tạo thói quen trong quản lý, sử dụng tài chính cho phụ nữ dân tộc thiểu số..." vẫn được các đơn vị đồng hành coi là nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện.

Tính đến tháng 3/2023, các đơn vị hỗ trợ đã phối hợp với các cấp Hội phụ nữ và các Đồn Biên phòng đã chủ động, sáng tạo trong khai thác, huy động và kết hợp các nguồn lực khác nhau để thành lập và duy trì được gần 1.100 mô hình sinh kế, hỗ trợ hơn 34 ngàn con giống, hơn 51 ngàn cây giống... cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại các địa bàn biên giới nhằm hỗ trợ chị em phát triển kinh tế gia đình...

Nhằm đánh giá lại hiệu quả hoạt động, những khó khăn, bất cập của các mô hình sinh kế được thành lập, vận hành tại khu vực DTTS, biên giới, làm cơ sở chỉ đạo, định hướng, thiết kế các can thiệp hỗ trợ phù hợp trong thời gian tới, Đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam vừa triển khai tổ chức hoạt động rà soát thực địa "Đánh giá thực trạng các mô hình sinh kế góp phần đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực DTTS, biên giới" tại 03 tỉnh biên giới đại diện vùng miền là Lạng Sơn, Đắk Nông và Nghệ An.

Chuỗi rà soát thực địa tại 3 tỉnh được thực hiện bao gồm các hoạt động phỏng vấn sâu, phỏng vấn bảng hỏi, tọa đàm nhóm nhỏ với khoảng hơn 600 người; tổ chức 06 hội thảo cấp tỉnh và cấp xã (khoảng 50 người/cuộc) với các đại biểu, đại diện đến từ Hội LHPN, Bộ đội Biên phòng, cấp ủy, chính quyền, ban ngành đoàn thể liên quan, người có uy tín, Ban Chủ nhiệm/tổ trưởng/tổ phó/trưởng nhóm, thành viên các mô hình sinh kế... do Hội Phụ nữ thành lập, quản lý tại khu vực DTTS biên giới...

Hoạt động rà soát, đánh giá được tập trung vào các vấn đề chính:

(1) Tổng hợp, đánh giá về một số loại hình mô hình chủ yếu của Hội LHPN đang hoạt động tại địa bàn các xã biên giới, tính chất, nội dung hoạt động của các mô hình;

(2) Các chủ trương chỉ đạo, hỗ trợ phụ nữ DTTS vùng biên phát triển kinh tế của địa phương nói chung và việc xây dựng, thành lập, phát triển các mô hình sinh kế của phụ nữ tại cộng đồng;

(3) Đánh giá kết quả triển khai thực hiện xây dựng, quản lý vận hành các mô hình đó như thế nào (trong chỉ đạo điều hành, công tác phối hợp triển khai thực hiện các mô hình sinh kế giữa Hội LHPN các cấp với các sở ban ngành địa phương như thế nào tác động của các mô hình trong việc góp phần thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tác động đối với bản thân người phụ nữ khi tham gia các mô hình, tiếng nói, sự tham gia của phụ nữ trong gia đình và cộng đồng...);

(4) Chỉ ra được những khó khăn, bất cập chủ yếu mà các mô hình đang gặp phải tại các địa bàn biên giới cũng như những khó khăn chủ yếu trong việc thành lập, quản lý vận hành các mô hình;

(5) Những kiến nghị, đề xuất, đặc biệt là các giải pháp, các ý tưởng để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và khả năng nhân rộng của các mô hình sinh kế của phụ nữ tại địa bàn biên giới...

TW Hội LHPN Việt Nam rà soát thực trạng các mô hình sinh kế tại 3 tỉnh dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới - Ảnh 1.

Rà soát thực địa tại vườn ươm thông của chị Bế Thị Tời (dân tộc Nùng, xã Bính Xá, huyện Đình Lập, Lạng Sơn). Chị cho biết: "Tôi là thành viên của Mô hình Tổ vườn ươm của Hội LHPN gần 1 năm nay, được hỗ trợ cho vay vốn 40 triệu đồng để mua cây giống, được cùng các thành viên của tổ học tập, chia sẻ kinh nghiệm về trồng trọt, chăm sóc...; hiện tại, vườn ươm của chị em đã tương đối phát triển".

TW Hội LHPN Việt Nam rà soát thực trạng các mô hình sinh kế tại 3 tỉnh dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới - Ảnh 2.

Tại Hội thảo cấp xã về rà soát mô hình sinh kế, Chủ tịch Hội LHPN xã Thông Thụ (huyện Quế Phong, Nghệ An) Vi Thị Tâm cho biết: "Hiện địa phương có mô hình trồng cây dược liệu, nuôi lợn đen địa phương, nuôi bò sinh sản... Bước đầu, các mô hình phù hợp với nhu cầu, mong muốn của chị em, tuy nhiên nguồn lực hỗ trợ xây dựng mô hình chưa nhiều, còn nhỏ lẻ chưa cho hiệu quả kinh tế nổi bật...".

Kết quả đầu ra của hoạt động khảo sát sẽ là căn cứ, dữ liệu để TƯ Hội LHPN Việt Nam tham mưu, xây dựng báo cáo về "Hiệu quả từ các mô hình, hoạt động can thiệp hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS vùng biên giới" tại Hội thảo "Phát huy vai trò đội ngũ cán bộ nữ dân tộc và việc thực hiện chính sách đối với nhóm phụ nữ đặc thù" phục vụ sơ kết 5 năm Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí Thư (Khoá XII) do TW Hội LHPN Việt Nam tổ chức tại Yên Bái vào tháng 7/2023; và tổ chức 01 Hội thảo cấp Trung ương với mục đích chia sẻ kết quả và tham vấn giải pháp nâng chất lượng, nhân rộng mô hình cho phụ nữ DTTS vùng biên giới, dự kiến vào khoảng tháng 9/2023 tại tỉnh Hòa Bình.

TW Hội LHPN Việt Nam rà soát thực trạng các mô hình sinh kế tại 3 tỉnh dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới - Ảnh 3.

Theo bà Lò Thị Thu Thủy - Uỷ viên Đoàn Chủ tịch - Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo, TƯ Hội LHPN Việt Nam: "Hoạt động rà soát cũng sẽ là cơ sở để TƯ Hội LHPN Việt Nam chỉ đạo, định hướng, thiết kế các hoạt động can thiệp hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ DTTS vùng biên hiệu quả và phù hợp với tình hình mới".

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.