Vấn đề bạo lực đối với phụ nữ dân tộc thiểu số: Các khuyến nghị chính sách

22/08/2021 11:32
Cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng làm công tác vận động quần chúng lồng ghép tuyên truyền về xây dựng gia đình hòa thuận, ấm no cho đồng bào nơi biên giới. Ảnh minh họa: Thùy Trang

Cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng làm công tác vận động quần chúng lồng ghép tuyên truyền về xây dựng gia đình hòa thuận, ấm no cho đồng bào nơi biên giới. Ảnh minh họa: Thùy Trang

Tăng cường cam kết và thúc đẩy triển khai các giải pháp nhằm phòng ngừa và giải quyết có hiệu quả các hình thức bạo lực đối với phụ nữ nói riêng và bạo lực trên cơ sở giới nói chung ở vùng DTTS&MN.

Các giải pháp cho khuyến nghị:

Giải pháp 1:

Tăng cường cam kết và hành động quốc gia (chính sách) về phòng chống bạo lực trên cơ sở giới (BLTCSG) và bạo lực đối với phụ nữ phù hợp với các cam kết quốc tế.

-  Tiến hành rà soát, đánh giá và sửa đổi các chính sách pháp luật hiện hành về phòng chống bạo lực đối với phụ nữ nói riêng và BLTCSG nói chung để đảm bảo không mang định kiến về giới và phù hợp với các cam kết quốc tế.

-  Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cho cả nam giới và phụ nữ DTTS, đặc biệt là giới trẻ về các quy định của pháp luật về quyền của phụ nữ, về phòng, chống BLTCSG; các cơ chế và bộ máy có trách nhiệm bảo vệ quyền của phụ nữ và phòng, chống BLTCSG ở trung ương và địa phương.

- Đảm bảo phân bổ đầy đủ nguồn lực từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác để triển khai các chính sách và hoạt động nhằm phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ nói riêng và BLTCSG nói chung.

Giải pháp 2:

Tăng cường xây dựng và triển khai các giải pháp ứng phó và can thiệp phù hợp, hiệu quả và bảo đảm chất lượng đối với phụ nữ DTTS là nạn nhân hoặc có nguy cơ là nạn nhân của BLTCSG ở vùng DTTS&MN. Nghiên cứu mở rộng "Gói dịch vụ thiết yếu" về phòng ngừa, điều trị và hỗ trợ cho nạn nhân BLTCSG.

Tăng cường hỗ trợ phụ nữ DTTS tiếp cận các dịch vụ pháp lý và trợ giúp pháp lý miễn phí. Nghiên cứu áp dụng hình thức tòa án lưu động tại cộng đồng để mọi người dân DTTS có thể tham dự. Đây là một biện pháp tốt nhằm thúc đẩy việc trao quyền pháp lý cho phụ nữ DTTS.

Vấn đề bạo lực đối với phụ nữ dân tộc thiểu số: Các khuyến nghị chính sách - Ảnh 1.

Phụ nữ DTTS cần được tuyên truyền nhiều hơn, hiệu quả hơn về phòng, chống bạo lực gia đình. Ảnh Thanh Nhật

Giải pháp 3:

Tăng cường hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của các cơ quan có liên quan đến công tác phòng, chống BLTCSG. Tăng cường năng lực cho các cơ quan hành pháp, tư pháp tại vùng DTTS&MN để xử lý có hiệu quả các khiếu nại, tiến hành khởi tố các hành vi bạo lực đối với phụ nữ nói riêng và BLTCSG nói chung. Hệ thống hành pháp và tư pháp, gồm cả các cán bộ các trung tâm trợ giúp pháp lý, thẩm phán cần được đào tạo kiến thức về chính sách, pháp luật về BLTCSG, về cung cấp các dịch vụ có nhạy cảm giới cho nạn nhân bị BLTCSG cũng như cách tiếp cận và xử lý người gây bạo lực một cách thích hợp ở vùng DTTS.

Giải pháp 4:

Tiếp tục nghiên cứu, thu thập dữ liệu về bạo lực đối với phụ nữ DTTS nói riêng và BLTCSG nói chung ở vùng DTTS&MN; xác định mức độ và bản chất của các hình thức BLTCSG ở vùng DTTS&MN; xác định nhu cầu và khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ của phụ nữ và trẻ em gái DTTS; đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa và giải quyết BLTCSG hiện hành ở vùng DTTS&MN; rà soát kinh nghiệm quốc tế về phòng chống BLTCSG ở vùng DTTS.

Nguồn: "Tóm tắt chính sách: Các vấn đề giới trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam"

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.