Vấn đề giới trong công việc chăm sóc không được trả công ở vùng DTTS: Các khuyến nghị chính sách

25/08/2021 13:09
Phụ nữ dân tộc Mông ở xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường (Lai Châu), phát triển nghề thêu, mang lại thu nhập ổn định. Ảnh minh họa: Nguyễn Đăng

Phụ nữ dân tộc Mông ở xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường (Lai Châu), phát triển nghề thêu, mang lại thu nhập ổn định. Ảnh minh họa: Nguyễn Đăng

Thúc đẩy chia sẻ gánh nặng công việc chăm sóc không được trả công trong hộ gia đình và cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS).

Các giải pháp cho khuyến nghị:

Giải pháp 1:

Tăng cường hoạt động truyền thông thay đổi định kiến và khuôn mẫu giới về công việc chăm sóc không lương của phụ nữ, hộ gia đình và cộng đồng DTTS. Đối tượng truyền thông bao gồm cả phụ nữ và nam giới, cả trẻ em trai và trẻ em gái DTTS. Thúc đẩy sự chia sẻ trách nhiệm và phân công lại công việc chăm sóc trong hộ gia đình DTTS.

Giải pháp 2:

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng cơ sở ở vùng DTTS có đáp ứng giới (trường học, trạm y tế, nước sạch, đường giao thông, chợ). Cụ thể, (i) quy định tỷ lệ phụ nữ DTTS/tổ chức đại diện của phụ nữ DTTS được tham gia, có tiếng nói đại diện trong các quyết định liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương; (ii) đẩy mạnh hoạt động nâng cao năng lực (đào tạo/tập huấn kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ DTTS/tổ chức đại diện) để tham gia vào các quyết định về phát triển cơ sở hạ tầng.

Vấn đề giới trong công việc chăm sóc không được trả công ở vùng DTTS: Các khuyến nghị chính sách - Ảnh 1.

Cán bộ Hội LHPN xã Kdang (huyện Đak Đoa, Gia Lai) trao đổi với hội viên về nội dung tuyên truyền phòng dịch trên tờ rơi. Ảnh minh họa

Giải pháp 3:

Nghiên cứu phát triển các mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả ở vùng DTTS&MN về chăm sóc người già, trẻ nhỏ và người ốm; dịch vụ cung cấp nước sạch tới các cụm dân cư ở vùng DTTS để giải phóng sức lao động của hộ gia đình DTTS về công việc chăm sóc không được trả công.

Giải pháp 4:

Tăng cường hoạt động khảo sát, nghiên cứu sử dụng phương pháp và công cụ của quốc tế để đo lường thời gian phụ nữ và nam giới DTTS giành cho công việc chăm sóc không được trả công trong hộ gia đình. Khuyến khích các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách áp dụng phương pháp tiếp cận khoa học về công việc chăm sóc không lương trong hoạch định và thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS.

Nguồn: "Tóm tắt chính sách: Các vấn đề giới trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam"

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.