Vấn đề giới trong giáo dục đào tạo cho người dân tộc thiểu số: Các khuyến nghị chính sách

13/08/2021 08:00
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bảo đảm tiếp cận giáo dục, đào tạo có chất lượng của người dân vùng DTTS&MN và thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực này.

Giải pháp cho Khuyến nghị

Giải pháp 1: Đẩy mạnh huy động trẻ em DTTS đến trường ở tất cả các cấp học từ mầm non đến tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

-  Tập trung vận động các nhóm trẻ em trai và gái DTTS có nguy cơ bỏ học để tham gia lao động và kết hôn sớm. Các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế để đề xuất các gói giải pháp tổng thể, trong đó cần kết hợp giữa giải pháp tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức với giải pháp hỗ trợ hộ gia đình DTTS phát triển kinh tế, tăng thu nhập.

-  Tăng cường hoạt động tư vấn giáo dục nghề nghiệp và tư vấn việc làm có chất lượng cho trẻ em DTTS ngay tại nhà trường phổ thông (THCS và THPT).

Đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh DTTS sau khi tốt nghiệp THCS; định hướng học sinh DTTS lựa chọn hệ thống giáo dục nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm thị trường lao động địa phương, với xu hướng di cư lao động trong nước và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Giải pháp 2: Đảm bảo cơ hội cho trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên nam, nữ của các DTTS rất ít người được tiếp cận bình đẳng tới chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập37.

Cụ thể:

-  Đảm bảo tỷ lệ nam, nữ được thụ hưởng chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập bằng tiền mặt không quá 60% cho mỗi giới;

-  Phân bổ các chỉ tiêu ưu tiên tuyển sinh phải căn cứ vào tình trạng bất bình đẳng giới của từng địa bàn và theo giới tính (nam-nữ);

-  Thiết lập hệ thống theo dõi-giám sát công bằng và có trách nhiệm giới trong ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập cho học sinh, sinh viên DTTS.

Vấn đề giới trong giáo dục đào tạo cho người dân tộc thiểu số: Các khuyến nghị chính sách - Ảnh 1.

Ảnh: UN Women Việt Nam/Aiden Dockery

Giải pháp 3: Đẩy mạnh phát triển hệ thống giáo dục mầm non có chất lượng ở các vùng DTTS để đảm bảo 100% trẻ em DTTS ở độ tuổi 4 tuổi và 5 tuổi được đi học; giúp chuẩn bị cho các em về ngôn ngữ phổ thông và các kỹ năng cần thiết trước khi vào tiểu học.

Giải pháp 4: Đẩy mạnh phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục vùng DTTS&MN.

-  Tập trung đầu tư cơ sở vật chất thiết yếu của các trường học như hệ thống các phòng chức năng, công trình vệ sinh, nước sạch.

-  Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú phải bảo đảm đủ chỗ ở, bếp nấu ăn, nước sạch, công trình vệ sinh; bảo đảm các điều kiện an ninh, an toàn đáp ứng nhu cầu và điều kiện thực tế của trẻ em trai và trẻ em gái DTTS.

-  Tăng cường giáo dục về phòng chống bạo lực nói chung và bạo lực giới trong trường học, đặc biệt tại trường phổ thông dân tộc nội trú và phổ thông dân tộc bán trú.

Giải pháp 5: Mở rộng dạy học tiếng DTTS ở tất cả các vùng DTTS; đồng thời tăng số lượng tiếng dân tộc được đưa vào giảng dạy (hiện tại đang dạy 6 tiếng dân tộc). Thúc đẩy việc xây dựng chương trình và tài liệu giảng dạy tiếng dân tộc đạt chất lượng và yêu cầu.

Giải pháp 6: Xem xét áp dụng các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tiếp cận giáo dục nghề nghiệp, khuyến nông-lâm-ngư cho phụ nữ DTTS trung tuổi không biết nói, đọc, viết tiếng phổ thông. Tăng cường các khóa học được thiết kế phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của nhóm phụ nữ DTTS này như tăng cường hướng dẫn thực hành tại thực địa; biên soạn tài liệu tập huấn bằng ngôn ngữ DTTS, sử dụng nhiều hình vẽ, hình ảnh, video clips.

Giải pháp 7: Đẩy mạnh thu thập và phân tích dữ liệu tách biệt giới trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo nhằm phát hiện các vấn đề giới mới phát sinh/ trầm trọng hơn; và đề xuất các khuyến nghị, giải pháp giải quyết các vấn đề giới.

Nguồn: "Tóm tắt chính sách: Các vấn đề giới trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam"

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có

Nhập thông tin của bạn

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Đồng hành cùng nữ sinh người Dao trong học tập, tìm kiếm việc làm

Có khoảng 30 nữ sinh viên người Dao trong nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” đang sinh sống, học tập trên địa bàn Hà Nội. Kể từ khi tham gia nhóm cộng đồng này, các nữ sinh người Dao ngày càng trưởng thành trong giao tiếp xã hội, làm chủ các kỹ năng mềm, học hành tiến bộ. Họ cũng có thêm nhiều cơ hội trong tìm kiếm việc làm, đặc biệt ngay sau khi tốt nghiệp.